Phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục - xua tan nỗi lo thầm kín tuổi trung niên

Hàng triệu phụ nữ Việt Nam đang phải chịu đau đớn và mặc cảm từ căn bệnh sa sinh dục. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ thông tin và kiến thức về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những hiểu biết đúng đắn về Sa sinh dục và có những phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ Nguyễn Chí Quang, Bác sĩ Sản phụ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park

Bệnh sa sinh dục là gì?

Theo thống kê, hiện có khoảng 10 - 30% phụ nữ Việt Nam mắc sa sinh dục, chủ yếu thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 40 - 60 tuổi. Vì bệnh ở vùng kín, cùng tâm lý ngại tìm hiểu và thiếu thông tin, nhiều phụ nữ có thói quen xem nhẹ và phớt lờ bệnh, chỉ đến khi bệnh chuyển nặng mới tìm đến bác sĩ.Bệnh sa sinh dục gây ra những bất tiện và đau đớn cho phụ nữ, nhất là những người trong độ tuổi từ 40 - 60 tuổiTheo Bác sĩ Nguyễn Chí Quang, Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Central Park cho biết: Tình trạng sa sinh dục là do hệ thống cơ và dây chằng vùng đáy chậu bị lão hóa, dãn ra, các phủ tạng trong ổ bụng đè lên vùng đáy chậu khiến các cơ quan vùng chậu dễ dàng tụt xuống theo các khe hở tự nhiên của đáy chậu.
Bệnh sa sinh dục hay gặp ở các phụ nữ:

  • Sinh nhiều lần, sinh quá sớm, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật
  • Những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó;
  • Sản phụ đi làm quá sớm sau sinh
  • Phụ nữ phải lao động nặng nhọc, nhất là những người thường xuyên phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội vác có áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn luôn cao.
  • Một số ít phụ nữ trong độ tuổi 25 – 30, dù chưa sinh đẻ nhưng thể trạng yếu,cũng có khả năng mắc bệnh sa sinh dục.

Nếu như trước kia, bệnh thường gặp ở các phụ nữ sinh nhiều lần, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật thì hiện lại gặp ở những người đi làm hoặc vận động mạnh quá sớm sau sinh.Giai đoạn sớm, người bệnh thấy có khối phồng ở vùng âm hộ, khối phồng xuất hiện không thường xuyên, chỉ thấy khi ngồi xổm hoặc khi ho rặn đi cầu. Càng ngày, khối phồng vùng âm hộ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đến khi tình trạng thật nặng thì khối sa thường trực nằm ở ngoài âm hộ không đẩy vào trong âm đạo được nữa.

Phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục - xua tan nỗi lo thầm kín tuổi trung niên
Nhiều chị em đang "sống chung" với bệnh và âm thầm chịu đựng

Điều đáng nói là với tâm lý e ngại bệnh lý vùng kín, nhiều chị em đành “sống chung” với bệnh và âm thầm chịu đựng. Sa sinh dục thường kèm với những rối loạn đi tiểu như tiểu không tự chủ khi gắng sức, nghĩa là khi người phụ nữ ho, cười nước tiểu chảy ra không kiểm soát, gây mất tự tin và bất tiện trong cuộc sống. Do vậy sa sinh dục không chỉ gây mất thẩm mỹ vùng kín, mà còn giảm nặng nề chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo chị em khi có bất thường về vùng tầng sinh môn thì nên đi kiểm tra để có được tư vấn, điều trị kịp thời

Phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục tại Vinmec Central Park – Giữ trọn niềm vui phái đẹp

Để điều trị sa sinh dục, tùy vào cấp độ bệnh và đối tượng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa (thuốc, tập phục hồi chức năng,...) hoặc phẫu thuật. Điều trị nội khoa thường áp dụng với bệnh nhân mắc sa sinh dục độ I II, hoặc với bệnh nhân cao tuổi, mắc các bệnh mãn tính hay người không đủ điều kiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, điều trị nội khoa chỉ giúp tình trạng tiến triển chậm hơn và không cải thiện đáng kể, với bệnh nhân mắc sa sinh dục từ độ III trở đi nên thực hiện phẫu thuật sớm để bệnh không trầm trọng và gỡ bỏ những khó khăn trong sinh hoạt. Bác sĩ Chí Quang cho biết, trước đây, để điều trị sa sinh dục, thường áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo, may phục hồi lại thành trước và sau âm đạo; tuy nhiên phương pháp này có khuyết điểm lớn nhất là dễ tái phát sa lại mõm cắt âm đạo. Hơn nữa người phụ nữ bị mất đi tử cung gây tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm.

Giờ đây, với sự tiến bộ của y học, cùng với việc cập nhật thường xuyên các phương pháp điều trị tiên tiến, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã áp dụng các phương pháp: Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp nâng tử cung và bàng quang cố định vào mõm nhô . Phương pháp này với ưu điểm lớn nhất là hầu như không tái phát, vẫn bảo tồn được tử cung, giải quyết luôn những triệu chứng són tiểu kèm theo.

Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp nâng tử cung và bàng quang cố định vào mõm nhô được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất hiện nay trong việc điều trị sa sinh dục

Mới đây, tại Vinmec đã tiếp nhận trường hợp một phụ nữ 60 tuổi phải chịu đựng khối sa sinh dục trong suốt 3 năm. Khối tử cung sa hẳn ra ngoài chèn vào niệu đạo khiến bệnh nhân không thể đi tiểu tự nhiên được. Mỗi lần đi tiểu bệnh nhân phải dùng tay đẩy khối sa ngược vào trong âm đạo. Hơn nữa, cố tử cung nhô ra ngoài cọ sát liên tục với quần lót gây viêm loét mãn tính cổ tử cung. Bệnh nhân được chẩn đoán sa tử cung – sa bàng quang độ IV, và được phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nâng tử cung – bàng quang cố định vào mõm nhô.

Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, khi xuất viện bệnh nhân đã có thể tự đi tiểu dễ dàng. Khi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân ước mình không ngại ngần đi khám sớm hơn và được phẫu thuật khi bệnh chưa tiến triển quá nặng đến mức toàn bộ tử cung sa ra ngoài.

Những lưu ý để phòng bệnh hiệu quả

  • Khi sinh nở, nên để cán bộ y tế có chuyên môn phục vụ.
  • Tránh không để cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu, phải khâu lại tầng sinh môn nếu rách; tránh lao động quá sức liên quan đến việc tăng áp lực ổ bụng đột ngột.
  • Sau khi sinh nở, cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không lao động sớm trước ba tháng. Nếu công việc mưu sinh là loại nặng nhọc vất vả thì chỉ nên làm việc trở lại sau khi sinh nở được 6 tháng.
  • Cần tránh lao động quá nặng nhọc liên tục. Hoặc phải thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều.
  • Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu (luyện nhưng bài tập nhẹ hoặc có sự tư vấn của bác sĩ)
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan