Xử trí sa dây rốn ở thai nhi khi đã vỡ ối

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sa dây rốn là tình trạng thường thấy trong các trường hợp ngôi thai rất cao không lọt xuống tiểu khung, thai thiếu tháng, ngôi thai bất thường, đa ối, phá ối khi không đủ điều kiện, vỡ ối đột ngột...Trường hợp sa dây rốn khi đã vỡ ối đặc biệt nguy hiểm và cần có hướng xử lý dứt khoát và khẩn cấp để bảo vệ kịp thời tính mạng của thai nhi.

1. Tổng quan

Dây rốn đóng vai trò quan trọng dẫn truyền các chất dinh dưỡng và oxy đến cho thai nhi trong bụng mẹ. Nếu dây rốn bị chèn ép, đè nén trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình truyền máu và oxy này, gây ảnh hưởng tới nhịp tim và sự phát triển của bé. Trường hợp sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa ra ngoài, bên dưới ngôi thai.

Có 2 trường hợp là thai nhi sa dây rốn trong bọc ối và sa dây rốn sau khi vỡ ối. Trường hợp thứ 2 nguy hiểm vì sau khi sa, tuần hoàn qua dây rốn sẽ bị ngưng trệ, dây rốn mất nước và khô đi khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch. nếu không mổ lấy thai sớm có thể thai sẽ chết trong vòng 30 phút. Ước tính cứ 300 trẻ chào đời sẽ có 1 trường hợp thai nhi sa dây rốn.

Trong thời gian chuyển dạ chờ sinh nở, dây rốn có khả năng bị kéo căng và nén chặt dẫn đến tình trạng thai nhi sa dây rốn. Ngoài ra trong quá trình mang thai, việc bé hiếu động quá mức, vỡ ối sớm cũng có thể là các tác nhân khác gây sa dây rốn.

Vỡ ối sớm là khi màng ối bao quanh thai nhi bị vỡ trước khi chuyển dạ. Nếu ối bị vỡ trước tuần thứ 32 của thai kỳ thì thai phụ có khả năng bị sa dây rốn từ 32-76%. Việc dây rốn bị di chuyển xuống ngả âm đạo trước khi chuyển dạ cũng là 1 nguyên nhân khiến dây rốn bị đè nén chặt.

Mang thai tự nhiên sau khi đã triệt sản
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa ra ngoài, bên dưới ngôi thai

2. Sa dây rốn khi đã vỡ ối có nguy hiểm không?

Sa dây rốn thường được phát hiện ngay sau khi vỡ ối, nhưng cũng có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác. Bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể tạo ra một lực cuốn đủ mạnh để cuốn trôi dây rốn xuống dưới hoặc tạo ra một khoảng trống đủ rộng để dây rốn sa ra trước ngôi thai.

Khi nhịp tim thai thay đổi do dây rốn bị đè ép, có thể kéo theo các biến chứng suy thai như: nhịp tim giảm đột ngột, tụt huyết áp, nồng độ oxy giảm. Dây rốn bị nén chặt lại khiến tĩnh mạch trên dây rốn cũng bị ép gây tích tụ khí CO2 trong máu, dẫn tới chứng nhiễm toan hô hấp.

Những tổn thương mà thai nhi sa dây rốn phải chịu còn phụ thuộc vào khoảng thời gian dây rốn bị nén. Nếu dây rốn bị chèn ép trong thời gian dài thì lượng máu và oxy truyền đến não thai nhi sẽ giảm, khiến não bị tổn thương thậm chí là tử vong.

3. Xử trí sa dây rốn khi đã vỡ ối

Trường hợp sa dây rốn nén ít thì thai phụ có thể được điều trị bằng cách tăng lượng oxy để gia tăng lượng máu được truyền qua dây rốn đến thai, hoặc truyền ối (dung dịch muối ở nhiệt độ phòng) vào tử cung mẹ lúc chuyển dạ để giảm áp lực lên dây rốn.

Đẻ thường
Bác sĩ dựa vào tình trạng cụ thể của sa dây rốn khi vỡ ối để đưa ra phương án điều trị phù hợp

Còn nếu nhận thấy dấu hiệu thai nhi sa dây rốn nghiêm trọng như suy thai thì người thực hiện công tác cấp cứu cần trả lời nhanh hai câu hỏi:

  • Tình trạng sống còn của thai nhi ra sao?

Để xác định tình trạng thai, có thể nghe tim thai hoặc đọc băng ghi EFM (monitor sản khoa), đánh giá dây rốn còn đập hay không.

  • Nếu thai còn sống thì điều kiện để sinh khẩn cấp như thế nào?

Nếu có khả năng cứu vãn tình hình thì phải tìm cách đưa trẻ ra ngoài trong thời gian càng sớm càng tốt, có thể phải tính đến trường hợp mổ sinh không trì hoãn trong điều kiện mổ sinh thượng khẩn để cứu sống bé và bảo vệ sức khỏe của mẹ.

Trong lúc chờ mổ cấp cứu, bằng mọi giá phải giảm bớt tác động xấu của chèn ép rốn bằng cách:

  • Thai phụ giữ tư thế nằm sấp với hông được kê cao, hoặc chổng mông cao để giảm áp lực lên cuống rốn.
  • Theo dõi tim thai liên tục trước khi phẫu thuật.
  • Đưa tay vào âm đạo đẩy ngôi thai lên cao để giảm chèn ép vào dây rốn.

Trường hợp sa dây rốn là bệnh cảnh sản khoa có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí cướp đi sinh mạng của thai nhi nên mẹ bầu cần khám thai định kỳ thường xuyên, nhất là từ tuần 38 trở đi. Đối với những trường hợp nguy cơ cao thì sản phụ nên lưu viện để được theo dõi cho chăm sóc cho đến khi sinh con an toàn. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Thế nào là chuyển dạ đình trệ?
Sản phụ có nguy cơ cao bị sa dây rốn nên lưu viện để theo dõi và chăm sóc đến khi sinh con an toàn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

349 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan