Bị kiến ba khoang cắn có lây không?

Kiến ba khoang đốt rất nguy hiểm, do bên trong cơ thể nó chứa độc tố Pederin. Do đó, việc tiếp xúc với người bị kiến ba khoang cắn có lây không là thắc mắc nhiều người quan tâm.

1. Kiến ba khoang là gì?

Kiến ba khoang có cánh, tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Coleoptera (cánh cứng), lớp Insecta (côn trùng), ngành động vật. Kiến ba khoang còn có tên gọi khác là kiến hoàng, kiến kim, kiến lác, kiến gạo,...

Gọi là kiến ba khoang bởi vì đặc điểm trên cơ thể của loài vật này. Kiến ba khoang có thân hình thon trông giống như hạt thóc. Chiều dài cơ thể khoảng 0,7-1cm, chiều ngang khoảng 2-5mm. Kiến ba khoang có 3 đôi chân; thon nhọn về đuôi và đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Chính vì vậy, loài kiến này bay và chạy rất nhanh. Trên bụng có nhiều đốt và chia thành ba khoang: Khoang đen, khoang đỏ. Trong đó, phần đầu và bụng dưới có màu đen, ngực và bụng trên lại có màu đỏ. Chính vì chia thành ba khoang màu khác nhau do đó nó được gọi là kiến ba khoang.

Kiến ba khoang thích sống ở nơi nóng ẩm, do đó chúng phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng thường sống ở ruộng, bãi cỏ, bãi rác, công trình đang xây dựng,... những nơi ẩm ướt. Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa- thời điểm độ ẩm cao, thời tiết ấm- thuận lợi cho chúng phát triển. Khi mưa, các ao hồ, đồng ruộng ngập hết nước thì kiến ba khoang sẽ đi tìm nơi khô ráo để ẩn nấp, đặc biệt là vào nhà.

Một đặc điểm rất đặc biệt của kiến ba khoang là chúng rất thích ánh sáng điện, đặc biệt là ánh sáng từ đèn huỳnh quang. Khi đó, chúng sẽ theo ánh sáng vào nhà và làm tăng nguy cơ bị kiến đốt.

Thức ăn của kiến ba khoang cũng rất đa dạng, chủ yếu là các loại côn trùng nhỏ. Chúng thường ăn rầy, rệp, bồ hóng, sâu nhỏ,...

Kiến ba khoang đốt rất độc. Điều này là do bên trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin. Pederin là chất có độc tính rất mạnh, mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ. Tuy nhiên, nó không gây tử vong vì lượng chất độc nhỏ và chỉ tiếp xúc ở ngoài da.

Bị kiến ba khoang đốt
Bị kiến ba khoang đốt rất nguy hiểm

2. Điều gì xảy ra khi bị kiến ba khoang cắn?

Khi bị kiến ba khoang đốt, chất độc Pederin xâm nhập vào cơ thể. Chất Pederin có thể gây rộp, phỏng da, viêm ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Viêm da do bị kiến 3 khoang đốt thường xuất hiện ở các vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

Trên vùng da bị tổn thương, xuất hiện các vùng dát đỏ, thành vệt, nền hơi cộm. Bên cạnh đó còn xuất hiện các mụn nước hoặc có mủ nhỏ li ti ở giữa. Một số vùng tổn thương thì hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện 12-36 giờ kể từ khi bị kiến ba khoang đốt. Nếu viêm da không được chữa trị sẽ tiến triển sang loét. Khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y... Nếu điều trị muộn, tổn thương có thể hóa sẹo đỏ và kéo dài nhiều tháng mới hết. Nếu độc tố dính vào mắt có thể dẫn đến viêm kết mạc và sưng phần mô mềm xung quanh mắt. Nặng hơn có thể mù tạm thời.

3. Khi bị kiến 3 khoang đốt cần làm những gì?

Ngay sau bị kiến 3 khoang đốt, rửa sạch vùng da bị cắn bằng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu để làm giảm sự khó chịu trên da. Tiếp sau đó là đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn. Không tự ý mua thuốc để bôi hoặc dùng các biện pháp dân gian như đắp lá thuốc khi bị kiến ba khoang cắn. Điều này có thể làm cho vùng tổn thương lan rộng hơn và nhiễm trùng.

Sau khi bị kiến ba khoang đốt, vùng da tổn thương sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu và ngứa. Lúc này, người bệnh không gãi hay xoa da. Nếu ngứa quá có thể chườm lạnh để làm giảm các triệu chứng.

Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi bị kiến ba khoang đốt hoặc bám trên người là không được đập chúng bằng bất kỳ phương tiện nào. Nếu thấy chúng bò trên da, nên thổi nhẹ cho nó bay đi hoặc dùng tờ giấy để kiến bò vào và vứt đi.

Rửa vùng da tiếp xúc sau khi lấy tay đập hoặc chà xát lên kiến ba khoang. Điều này giúp loại bỏ độc tố của chúng và hạn chế các tác dụng mà nó gây ra.

bị kiến 3 khoang đốt
Ngay sau bị kiến 3 khoang đốt, rửa sạch vùng da bị cắn bằng cồn 70 độ

4. Bị kiến ba khoang cắn có lây không?

Kiến ba khoang cắn để lại rất nhiều hậu quả và biến chứng. Như vậy, khi bị kiến ba khoang cắn có lây không? Khi bị kiến ba khoang đốt, độc tố Pederin xâm nhập vào cơ thể. Khi có một kháng nguyên lạ xâm nhập, theo cơ chế miễn dịch, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để loại bỏ kháng nguyên này. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ gây ra các hiện tượng viêm, mụn, phồng rộp, ngứa,... Do đó, bị kiến ba khoang đốt sẽ không lây từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, nếu người bệnh gãi lên vùng da tổn thương do bị kiến ba khoang đốt thì tổn thương sẽ lan rộng hơn, thậm chí là lan khắp cơ thể. Do đó, cần cẩn thận khi bị kiến ba khoang đốt.

Như vậy, bị kiến 3 khoang đốt không có khả năng lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những tổn thương lớn trên da. Do đó, cần cẩn thận trong đời sống và trong lao động để hạn chế tối đa kiến ba khoang cắn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • kiến ba khoang đốt
    Sai lầm khi xử lý kiến ba khoang đốt

    Kiến ba khoang- nỗi ám ảnh đối với nhiều người mỗi khi mùa mưa đến. Theo dõi video ngay sau đây để biết cách xử lý kiến ba khoang đốt từ BSCKI Nguyễn Thanh Vân, Bác sĩ Nội thẩm mỹ ...

    Đọc thêm
  • cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn
    Cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn

    "Cách giảm sưng mắt khi bị côn trùng cắn thế nào" chắc hẳn là băn khoăn khi chẳng may bạn bị các loại côn trùng như ong, kiến... cắn. Cùng tìm hiểu rõ hơn cách làm giảm sưng mắt khi ...

    Đọc thêm
  • viêm da do kiến ba khoang
    Cảnh giác bệnh viêm da do kiến ba khoang

    Sau khi bị kiến ba khoang đốt, nhiều người có biểu hiện viêm da tiếp xúc với những triệu chứng như ngứa da, nổi bọng nước, viêm loét da hoặc đau, ngứa rát trên da,... Vì vậy, mỗi người cần ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm về hắt hơi

    Hắt hơi là một phản ứng quen thuộc của cơ thể khi gặp phải những tác nhân khác nhau. Hắt xì là một phản ứng của hệ miễn dịch mang ý nghĩa bảo vệ cơ thể trước các tác nhân ...

    Đọc thêm
  • Bạn biết gì về hắt hơi?

    Hắt hơi là một phản ứng thường gặp của cơ thể trước những tác nhân khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hắt hơi là một phản ứng của hệ miễn dịch mang ý nghĩa bảo vệ cơ ...

    Đọc thêm