Các thành phần thực phẩm có thể gây viêm

Vi khuẩn, một số loại phấn hoa thực vật hay hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Những đợt viêm ngắt quãng sẽ là dịp tạo điều kiện cho các yếu tố bên ngoài đe dọa đến sức khỏe của bạn. Một nguyên nhân gây ra viêm nhiễm rất ít ai có thể ngờ đến đó chính là các chất nằm trong thực phẩm hằng ngày.

1. Thực phẩm gây viêm ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Không có gì ngạc nhiên khi một số loại thực phẩm trong chế độ ăn thường ngày có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như nước ngọt và carbohydrate tinh chế. Bên cạnh đó, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng có thể gây viêm.

Những thực phẩm không lành mạnh sẽ góp phần làm tăng cân. Bên cạnh đó, nó cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.

2. 6 loại thực phẩm có thể gây viêm

2.1. Đường và sirô ngô có hàm lượng fructose cao

Đường ăn và siro ngô có hàm lượng fructose cao là hai loại đường bổ sung chính trong chế độ ăn uống của người phương Tây.

Đường chứa 50% glucose và 50% fructose. Trong khi đó, siro ngô có hàm lượng fructose cao, khoảng 45% glucose và fructose lên đến 55%. Đây là một trong những lý do khiến đường trở nên có hại, chúng có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó dẫn đến bệnh tật.

Một nghiên cứu cho thấy, những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều đường sucrose đã hình thành và phát triển ung thư vú di căn đến phổi của chúng, một phần là do chúng bị phản ứng viêm với đường.

Mặc dù một lượng nhỏ đường fructose trong trái cây và rau quả là tốt, nhưng tiêu thụ một lượng lớn đường sẽ không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều đường fructose có liên quan đến béo phì, kháng insulin, bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, bệnh thận mãn tính và ung thư. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã khuyến cáo rằng đường fructose là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm trong các tế bào nội mô lót mạch máu của bạn. Đây là một yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tim. Từ những thí nghiệm ở trên cũng đã minh chứng cho việc tiêu thụ nhiều đường fructose làm tăng một số dấu hiệu viêm ở chuột và người.

Thực phẩm có nhiều đường bổ sung bao gồm kẹo, socola, nước ngọt, bánh ngọt, bánh quy, một số loại ngũ cốc, bánh rán và bánh ngọt...

2.2. Chất béo chuyển hóa nhân tạo

Chất béo chuyển hóa nhân tạo là chất béo không tốt cho sức khỏe của bạn. Chúng được tạo ra bằng cách thêm hydro vào chất béo ở thể lỏng, không bão hòa. Từ đó, tạo cho chúng sự ổn định của chất béo rắn hơn. Trên danh sách thành phần của sản phẩm, chất béo chuyển hóa thường được liệt kê với cái tên “dầu hydro chuyển hóa một phần”. Nó chứa trong hầu hết các loại bơ thực vật. Chúng góp phần kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Sữa và thịt chứa chất béo chuyển hóa tự nhiên không gây hại sức khoẻ. Ngược lại, chất béo chuyển hóa nhân tạo đã được chứng minh là gây viêm và tăng nguy cơ bệnh tật. Ngoài việc làm giảm cholesterol HDL, chất béo chuyển hóa có thể làm giảm chức năng của các tế bào nội mô lót động mạch của bạn. Đây là một yếu tố có thể gây ra bệnh tim. Tiêu thụ chất béo chuyển hóa nhân tạo cũng có liên quan đến dấu hiệu viêm nhiễm ở mức độ cao như protein phản ứng C (CRP). Trên thực tế, trong một nghiên cứu, mức CRP cao hơn 78% thường xảy ra ở những phụ nữ hay tiêu thụ một lượng lớn chất béo chuyển hóa.

Thực phẩm gây viêm có thể kể đến các loại bơ thực vật
Thực phẩm gây viêm có thể kể đến các loại bơ thực vật

Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ở những phụ nữ lớn tuổi có cân nặng vượt trội, cho thấy rằng dầu đậu nành hydro hóa mà họ ăn làm tăng tình trạng viêm nhiều hơn đáng kể so với những người phụ nữ sử dụng dầu cọ và dầu hướng dương. Các nghiên cứu tương tự ở nam giới khỏe mạnh và nam giới có mức cholesterol cao đã cho thấy sự gia tăng các dấu hiệu viêm phản ứng với chất béo chuyển hóa.

Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa như khoai tây chiên, một số loại bỏng ngô vi sóng, thức ăn nhanh khác, một số loại bơ thực vật, bánh đóng gói và bánh quy, một số loại bánh ngọt và tất cả các loại thực phẩm chế biến có ghi dầu thực vật hydro hóa một phần trên nhãn dán.

2.3. Dầu thực vật và hạt

Trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ tăng 130% lượng tiêu thụ dầu thực vật. Một số nhà khoa học cho rằng một số loại dầu thực vật chẳng hạn như dầu đậu nành sẽ làm thúc đẩy chứng viêm do hàm lượng axit béo omega-6 rất cao có chứa trong chúng.

Một số chất béo omega-6 cần thiết trong chế độ ăn uống, nhưng trên thực tế, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 hơn, chẳng hạn như cá béo để cải thiện tỷ lệ omega-6 trên omega-3. Từ đó, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích chống viêm của omega-3.

Tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy việc ăn nhiều axit béo omega-6 làm tăng chứng viêm ở người hiện còn hạn chế. Cần thực hiện nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận cụ thể.

2.4. Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế lại (carbs) cũng có thể gây ra chứng viêm. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào loại carbs đó là gì. Carbs chưa qua chế biến tồn tại rất nhiều trong hàng thiên niên kỷ trước đây. Vì thế, con người cổ đại tiêu thụ nhiều chất xơ và carbs chưa qua chế biến như cỏ, trái cây,... Ngược lại, Carb tinh chế đã bỏ đi hầu hết chất xơ. Chất xơ làm cho cơ thể có cảm giác no, từ đó, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Các nhà khoa học cho rằng carbs tinh chế có thể gia tăng sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường ruột. Bên cạnh đó, nó còn có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Họ còn cho biết, carb tinh chế mang chỉ số đường huyết (GI) cao hơn so với những loại chưa được qua chế biến.

Carbohydrate tinh chế có nhiều trong bánh mì, bánh ngọt, kẹo, một số loại ngũ cốc, nước ngọt,... Tóm lại, cần hạn chế ăn carbs tinh chế có trong tất cả các loại thực phẩm chế biến có chứa nhiều đường hoặc bột.

2.5. Rượu

Uống rượu với lượng vừa phải đã được chứng minh là mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Nhưng có lẽ ai cũng biết, uống rượu nhiều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Theo như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, càng uống nhiều rượu thì mức CRP càng tăng. Những người uống rượu quá nhiều có thể gặp tình trạng thường được gọi là "ruột bị rò rỉ". Các độc tố và vi khuẩn gây hại có thể di chuyển khỏi ruột kết và đi vào cơ thể. Từ đó, các cơ quan sẽ dần bị tổn thương nghiêm trọng.

Hãy nhớ liều lượng tốt nhất dành cho nam là 2 ly rượu mỗi ngày và 1 ly rượu mỗi ngày cho nữ.

2.6. Thịt chế biến

Hầu hết chúng ta đều sử dụng các loại thịt chế biến nhưng không phải ai cũng biết được nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tiềm tàng của chúng. Ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư dạ dày,...

Các loại thịt chế biến thường thấy nhất như xúc xích, giăm bông, thịt bò khô và thịt xông khói,... Cách chế biến thịt chế biến chính là nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm. Thịt đã qua chế biến chứa các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation (AGEs) tiên tiến hơn hầu hết các loại thịt khác. Nó hình thành thông qua việc nấu chín một số loại thực phẩm và các loại thịt ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, ung thư ruột kết là một loại bệnh rất dễ xảy ra đối với những người thường xuyên ăn thịt chế biến.

Ngoài ra, tình trạng viêm cũng có thể xảy ra do nhiều tác nhân gây ra bởi một số tác nhân khó ngăn ngừa như ô nhiễm, chấn thương hoặc bệnh tật. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học hơn để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể.

thực phẩm gây viêm
Thịt chế biến là một trong các loại thực phẩm gây viêm

3. Thực phẩm chống viêm

Tiến sĩ dịch tễ học tại Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard-Frank Hu cho biết: “Các thành phần của thực phẩm hoặc đồ uống có thể có tác dụng chống viêm. Bạn có thể giảm nguy cơ bị bệnh từ việc chọn thực phẩm chống viêm phù hợp”.

Một số thực phẩm chống viêm như sau:

  • Cà chua.
  • Dầu ô liu.
  • Rau xanh, chẳng hạn như cải xoăn và cải thìa,...
  • Các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân,...
  • Cá hồi, cá mòi, cá thu,...
  • Dâu tây, cam, việt quất,...

4. Chế độ ăn uống chống viêm

Hãy tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh để có thể chống viêm nhiễm, bảo vệ sức khoẻ. Chế độ ăn Địa Trung Hải là một gợi ý cho bạn, nó bao gồm nhiều loại trái cây, rau, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, cá và các loại dầu lành mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan