Ngủ quá nhiều có sao không? Hậu quả của việc ngủ quá nhiều

Có một số lý do khác nhau khiến bạn ngủ quá nhiều, chẳng hạn như bạn đang bị bệnh hoặc cần ngủ bù sau vài đêm mất ngủ. Tuy nhiên, ngủ nhiều liên tục có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

1. Thế nào là ngủ quá nhiều?

Ngủ quá nhiều, hay ngủ lâu, được định nghĩa là ngủ hơn 9 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm cả tình trạng ngủ dài trong đêm và cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường trong cuộc sống. Chứng ngủ rũ và các rối loạn giấc ngủ khác có thể khiến bạn ngủ quá nhiều. Nếu không tìm ra được nguyên nhân gây buồn ngủ, chứng rối loạn này được gọi là ngủ nhiều vô căn.

Trung bình, người lớn cần ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Một giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần tỉnh táo. Nếu không ngủ đủ, bạn có thể cảm thấy uể oải và không thể tập trung. Vậy ngủ quá nhiều có tốt không? Các chuyên gia cho rằng ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Thời lượng bạn cần ngủ mỗi đêm phụ thuộc vào thói quen và hoạt động ban ngày, cũng như sức khỏe và cách ngủ của riêng cá nhân. Người lớn tuổi có thể chỉ cần ngủ 6 giờ, trong khi đó vận động viên cần ngủ nhiều hơn người thường 1 giờ. Đôi khi bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như sau khi hoạt động gắng sức hoặc đi du lịch. Nếu thêm hoặc bớt vài giờ nghỉ ngơi giúp bạn cảm thấy thoải mái, thì đó là khoảng thời gian ngủ phù hợp với cơ thể bạn. Nhưng nếu liên tục ngủ nhiều khiến bạn mệt mỏi hoặc thậm chí ngủ gật vào ban ngày, thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Ngoài ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm, các triệu chứng khác của việc ngủ quá nhiều bao gồm:

  • Ngủ trưa rất lâu
  • Ngủ ngày quá nhiều
  • Đau đầu.
ngủ quá nhiều có tốt không
Ngủ quá nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều người hiện nay

2. Nguyên nhân khiến bạn ngủ quá mức

Ngủ quá nhiều có thể xảy ra khi bạn cố gắng ngủ bù cho những lần thiếu ngủ. Ví dụ, bạn phải thức khuya nhiều đêm liên tục để hoàn thành dự án và bị thiếu ngủ. Sau đó vào cuối tuần, bạn có thể bù đắp bằng cách ngủ lâu hơn bình thường.

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở tạm thời trong khi ngủ, tạo ra tiếng ngáy ngủ và nghẹt thở vào ban đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Để bù lại giấc ngủ kém, bạn có thể ngủ trưa vào ban ngày và cố gắng ngủ lâu hơn vào ban đêm. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường được kê đơn máy CPAP để hỗ trợ thở trong khi ngủ.
  • Chứng ngủ rũ: Hầu hết các trường hợp mắc chứng ngủ rũ cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và bị thôi thúc ngủ quá mức. Đối với chứng ngủ rũ thứ phát do tổn thương vùng dưới đồi, bạn có thể ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm.
  • Chứng ngủ nhiều vô căn: Rối loạn giấc ngủ này được đặc trưng bởi triệu chứng khó thức dậy, buồn ngủ quá mức và không thể cảm thấy khỏe khoắn sau khi ngủ một đêm hoặc chợp mắt vào ban ngày. Với chứng rối loạn này, bạn có thể ngủ nhiều nhất là 14 - 18 giờ một ngày.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến ngủ nhiều và buồn ngủ quá mức vào ban ngày:

Những người bị trầm cảm và lo lắng thường phải vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ hoặc vấn đề sức khỏe khác. Ngủ quá nhiều và khó ngủ đều là ảnh hưởng của bệnh trầm cảm. Trong đó, thanh thiếu niên và người lớn tuổi bị trầm cảm có nhiều khả năng bị buồn ngủ quá mức. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người ngủ lâu.

3. Ngủ quá nhiều có sao không?

Như đã đề cập, ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn và có thể tạo ra những tác động tiêu cực giống như thiếu ngủ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng ngủ nhiều hơn sẽ khiến:

  • Tình trạng viêm trong cơ thể trở nên tồi tệ hơn
  • Giảm chức năng miễn dịch
  • Có thể dẫn đến các bệnh mãn tính.

Thời lượng ngủ quá ngắn và quá dài đều có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe và các bệnh mãn tính:

  • Béo phì
  • Về tinh thần
  • Bệnh tim mạch vành
  • Bệnh tiểu đường
  • Đột quỵ
rối loạn chu kì ngủ
Béo phì là câu trả lời cho thắc mắc ngủ nhiều quá bị gì? của nhiều bạn trẻ

4. Mẹo để tránh ngủ quá nhiều

Nếu bạn lo lắng về tình trạng ngủ nhiều của mình, hãy trình bày với bác sĩ về thói quen ngủ và sức khỏe cá nhân. Bạn có thể ghi lại nhật ký giấc ngủ để nắm được thời gian thức và ngủ vào ban đêm của mình, cũng như các giấc ngủ ngắn trong ngày. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để giúp bạn xác định nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều và đề xuất kế hoạch điều trị.

Bất kể nguyên nhân và tác hại ngủ nhiều quá bị gì, bạn đều nên thực hiện các lời khuyên lành mạnh sau để cải thiện thói quen ngủ của mình:

  • Đặt lịch ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày giúp bạn tránh được tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Tạo một thói quen trước khi đi ngủ: Thói quen tốt được thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn thư giãn và báo hiệu cho cơ thể biết đã đến lúc chuẩn bị đi ngủ. Tránh ánh sáng từ các thiết bị điện tử những giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng này có thể trì hoãn bạn chìm vào giấc ngủ.
  • Điều chỉnh môi trường ngủ: Phòng ngủ của bạn phải có nhiệt độ mát mẻ, không có nhiều ánh sáng và tiếng ồn.
  • Duy trì vận động: Tập thể dục hàng ngày và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm. Tuy nhiên cần tránh tập nặng quá mức vào gần giờ đi ngủ.
  • Ngủ trưa sớm: Những giấc ngủ ngắn vào buổi chiều muộn có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ đúng giờ vào ban đêm.

Để điều trị các rối loạn giấc ngủ nói chung, ngoài thăm khám và dùng thuốc do bác sĩ kê đơn, việc bạn chủ động thay đổi lối sống sao cho lành mạnh và khoa học đóng vai trò rất quan trọng.

.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, sleepfoundation.org, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • zenzedi
    Công dụng của thuốc Zenzedi

    Thuốc Zenzedi là thuốc kê đơn có công dụng điều trị chứng ngủ rũ. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định là phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở bệnh nhi từ 3-16 tuổi.

    Đọc thêm
  • thuốc aptensio
    Công dụng thuốc Aptensio XR

    Thuốc Aptensio là một loại thuốc kích thích được sử dụng để điều trị rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng ngủ rũ. Vậy công dụng thuốc Aptensio là gì?

    Đọc thêm
  • chứng ngủ rũ
    Mất ngủ vô căn và hội chứng ngủ rũ

    Mất ngủ vô căn và hội chứng ngủ rũ là hai tình trạng có liên quan đến buồn ngủ quá mức. Những người mắc phải một trong hai tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ ...

    Đọc thêm
  • Wakix
    Công dụng thuốc Wakix

    Wakix có thành phần chính là Pitolisant hydrochloride, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Wakix được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) ở người lớn mắc chứng ngủ ...

    Đọc thêm
  • Xywav
    Công dụng thuốc Xywav

    Thuốc Xywav có thành phần chính bao gồm Canxi oxybate, Magie oxybate, Kali oxybate và Natri oxybate tương đương với 0,5 g/ml, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Xywav được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường ...

    Đọc thêm