Sự tức giận, cảm giác tội lỗi có thể gây ra đột quỵ

Đột quỵ được xem là nguyên nhân thứ ba gây tử vong tại Mỹ, sau bệnh tim và ung thư. Đột quỵ cũng có thể gây tàn tật nặng và vĩnh viễn. Một trong những yếu tố gây đột quỵ được biết đến là sự tức giận và cảm giác tội lỗi.

1. Tại sao sự tức giận, cảm giác tội lỗi có thể gây ra đột quỵ?

Các yếu tố gây đột quỵ thường gặp là huyết áp cao, hút thuốc lábệnh tim. Tuy nhiên, ít người biết rằng cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng đến đột quỵ. Hầu hết các cơn đột quỵ được phát hiện là do thiếu máu cục bộ, cục máu đông làm tắc nghẽn việc cung cấp máu giàu oxy lên não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc một cơn thiếu máu não thoáng qua là loại đột quỵ thường gặp nhất.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Neurology, tạp chí khoa học của Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ, sự tức giận và những cảm xúc tiêu cực có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Những đợt căng thẳng tinh thần trong thời gian ngắn có thể gây ra những thay đổi thoáng qua trong quá trình đông máu và chức năng của các tế bào lót trong mạch máu.

Phản ứng đột ngột với các sự kiện bất ngờ có thể gây ra đột quỵ do ảnh hưởng đến tuần hoàn máu hoặc phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm, cơ quan điều chỉnh các chức năng của cơ thể như nhịp tim hoặc huyết áp.

2. Đột quỵ do sự tức giận, cảm giác tội lỗi xảy ra trong thời gian nào?


Nghiên cứu cho thấy những người bị đột quỵ có nhiều khả năng đã trải qua cơn giận dữ hoặc cảm xúc tiêu cực trong 2 giờ trước khi đột quỵ. Họ cũng có nhiều khả năng đã phản ứng nhanh với một sự kiện gây sửng sốt như đột ngột rời khỏi giường sau khi nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ vừa bị ngã hoặc bật dậy khỏi ghế khi nghe thấy một tiếng động lớn bất ngờ.

Đột quỵ do sự tức giận
Tức giận có thể khiến người bệnh bị đột quỵ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tức giận và những cảm xúc tiêu cực làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 14 lần và sự thay đổi vị trí cơ thể đột ngột có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 24 lần.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra kết luận dài hạn về mối quan hệ giữa cảm xúc và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu chỉ đánh giá mối liên hệ tức thời giữa đột quỵ và cảm xúc, chưa biết chắc rằng sự tức giận hay những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ trong nhiều năm như thế nào.

Ngoài các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, bệnh tim, sự tức giận hay cảm giác tội lỗi cũng có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; aan.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Semirad
    Công dụng thuốc Semirad

    Semirad là thuốc điều trị các triệu chứng thần kinh và sinh lý liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não, các rối loạn do chứng thiếu máu não cục bộ, chứng mất trí hay chứng huyết khối và nghẽn ...

    Đọc thêm
  • somazina 1000mg
    Tác dụng của thuốc Somazina

    Somazina là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các rối loạn về nhận thức, cảm giác, vận động và tâm thần kinh do bệnh lý thoái hóa hay các bệnh mạch máu não. Để phát huy hiệu ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Cytoflavin
    Công dụng thuốc Cytoflavin

    Thuốc Cytoflavin có dạng bào chế dung dịch tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Cytoflavin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • Vincardipin
    Công dụng thuốc Vincardipin

    Vincardipin là thuốc có chứa hoạt chất Nicardipin, được bào chế dạng thuốc tiêm. Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp vừa và nhẹ, hỗ trợ điều trị thiếu máu não cục bộ hoặc cơn đau thắt ngực ...

    Đọc thêm
  • điều trị thiếu máu não
    Ngất, xỉu - Dấu hiệu thiếu máu não?

    Thiếu máu não thường được coi là dấu hiệu tuổi già, xảy ra do thời gian làm lão hóa các mạch máu, các mạch co hẹp dần cản trở việc lưu thông máu. Hiện nay, với lối sinh hoạt không ...

    Đọc thêm