17 thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu cùng nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương sẽ dẫn đến những bệnh lý khác nghiêm trọng khác. Do vậy, một trong những phương pháp bảo vệ chức năng thận là thay đổi chế độ ăn uống.

1. Bệnh thận và mối liên hệ với chế độ ăn uống

Thận là cơ quan hình hạt đậu với nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như: lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu, sản xuất hormone, cân bằng khoáng chất và duy trì cân bằng chất lỏng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thận như: nghiện rượu, bệnh tim, virus viêm gan C, HIV... Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh thận là bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Khi thận bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường sẽ khiến chất lỏng tích tụ trong cơ thể và chất thải tích tụ trong máu.

Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm sự tích tụ các chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa các bệnh lý khác thông qua việc tránh hoặc hạn chế ăn một số thực phẩm không lành mạnh. Chế độ ăn kiêng đối với bệnh nhân bệnh thận cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Chế độ ăn kiêng ở bệnh nhân bệnh thận mãn tính giai đoạn đầu sẽ khác với những người mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối hoặc suy thận. Cũng như vậy, những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối cần lọc máu cũng sẽ có chế độ ăn kiêng khác. Phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn cuối cần tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tích tụ một số hóa chất trong máu. Một chế độ ăn uống lành mạnh với thận có thể được giới hạn natri và kali đến 2.000 mg mỗi ngày và hạn chế phốt pho đến 1.000 mg mỗi ngày.

Thận bị tổn thương khiên việc lọc các chất thải của quá trình chuyển hóa protein cũng gặp khó khăn. Do đó, những người mắc bệnh thận mãn tính ở giai đoạn 1 có thể cần phải hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo có nhu cầu protein tăng.

Thận
Thận có vai trò lọc máu, duy trì cân bằng chất lỏng

2. Các thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh thận

Dưới đây là 17 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh thận:

2.1. Các loại nước ngọt sẫm màu

Các loại nước ngọt sẫm màu như: coca, pepsi,... không chỉ chứa lượng calo và đường cao, mà chúng còn chứa các chất phụ gia như: phốt pho. Phốt pho được nhiều nhà sản xuất thực phẩm thêm vào nhằm làm tăng hương vị, kéo dài thời hạn sử dụng và ngăn ngừa sự đổi màu.

Không giống như phốt pho tự nhiên, phốt pho ở dạng phụ gia không liên kết với protein. Thay vào đó, nó được tìm thấy dưới dạng muối và có khả năng hấp thụ cao qua đường ruột. Lượng phốt pho được thêm vào này khiến cơ thể con người hấp thụ nhiều hơn so với phốt pho tự nhiên, động vật hoặc thực vật.

Do vậy, những bệnh nhân mắc bệnh thận nên tránh xa các loại nước ngọt sẫm màu, nhất là coca.

2.2. Bơ

Bơ được biết đến là thực phẩm lành mạnh và chứa nhiều chất bổ dưỡng như: chất béo lành mạnh, chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho tim. Tuy nhiên, bơ là thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân mắc bệnh thận.

Nguyên nhân là do bơ có chứa một nguồn kali phong phú. Một cốc bơ (150 gram) cung cấp đến 727 mg kali. Đây là lượng kali gấp đôi so với một quả chuối.

Do đó, bơ nên tránh trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân bệnh thận.

Người có cholesterol cao không nên ăn phô mai, bơ
Bơ chứa nhiều cali nên cần tránh

2.3. Thực phẩm đóng hộp

Với sự tiện lợi, giá thành thấp của thực phẩm đóng hộp được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hầu hết các thực phẩm đóng hộp này đều chứa một lượng lớn muối. Các nhà sản xuất thêm muối vào nhằm bảo quản để tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm.

Do đó, bệnh nhân mắc bệnh thận cũng cần tránh xa khỏi các thực phẩm đóng hộp. Khi chọn thực phẩm, bạn nên lưu ý chọn các thực phẩm có hàm lượng muối thấp. Ngoài ra, biện pháp để ráo nước và rửa thực phẩm đóng hộp có thể làm giảm hàm lượng muối xuống 33%- 80%, tùy thuộc vào sản phẩm.

2.4. Bánh mì nguyên chất

Những bệnh nhân mắc bệnh thận thường được khuyên ăn bánh mì trắng thay cho bánh mì nguyên chất.

Thông thường đối với những người khỏe mạnh, bánh mì nguyên chất thường được khuyên dùng hơn bánh mì trắng. Nguyên nhân là bánh mì nguyên chất có hàm lượng chất xơ cao hơn. Tuy nhiên, bánh mì trắng thường được khuyên dùng đối với những người mắc bệnh thận. Nguyên nhân là càng nhiều cám và ngũ cốc trong bánh mì, thì hàm lượng phốt phokali càng cao.

Ví dụ, trong 30 gram bánh mì nguyên chất chứa khoảng 57 mg phốt pho và 69 mg kali, còn bánh mì trắng chỉ chứa 28 mg cả phốt pho và kali.

Tất cả các loại bánh mì đều chứa muối, vì vậy, tốt nhất là so sánh nhãn thực phẩm và chọn loại có hàm lượng muối thấp hơn.

bánh mì
Bánh mì nguyên chất không có lợi cho bệnh nhân bệnh thận

2.5. Gạo lứt

Giống như bánh mì nguyên chất, gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với gạo trắng. Một chén gạo lứt nấu chín chứa 150 mg phốt pho và 154 mg kali, trong khi một chén gạo trắng nấu chín chỉ chứa 69 mg phốt pho và 54 mg kali. Kiều mạch, lúa mạch là những hạt dinh dưỡng với lượng phốt pho thấp hơn có thể thay thế cho gạo lứt.

2.6. Chuối

Rất nhiều loại trái cây chứa lượng kali cao, trong đó có chuối. Chuối là thực phẩm có hàm lượng kali cao.Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp 422 mg kali

Tuy nhiên, một loại quả có chứa lượng kali thấp và là lựa chọn thay thế cho chuối là dứa. Dứa là một loại trái cây thân thiện với thận.

Chuối
Chuối có nguồn dinh dưỡng cao nhưng cần tránh đối với bệnh nhân bệnh thận

2.7. Sữa

Các sản phẩm sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Tuy vậy, sữa cũng chứa một nguồn phốt pho và kali tự nhiên. 1 cốc sữa nguyên chất cung cấp tới 222 mg phốt pho và 349 mg kali. Việc tiêu thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác gây bất lợi cho sức khỏe xương ở những người mắc bệnh thận.

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn vì sữa thường được khuyên dùng cho xương chắc và sức khỏe cơ bắp. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, việc tiêu thụ quá nhiều phốt pho có thể gây ra sự tích tụ phốt pho trong máu. Điều này có thể làm cho xương của người bệnh yếu theo thời gian và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Các sản phẩm sữa cũng có nhiều protein. Một cốc sữa nguyên chất cung cấp khoảng 8 gram protein. Các sản phẩm thay thế sữa như sữa gạo và sữa hạnh nhân có hàm lượng kali, phốt pho và protein thấp hơn nhiều so với sữa bò.

2.8. Cam và nước cam

Cam và nước cam được biết đến với hàm lượng vitamin C và kali phong phú. Một quả cam nặng 184 gram cung cấp tới 333 mg kali. Hơn nữa, có 473 mg kali trong một cốc nước cam. Với hàm lượng kali cao, cam và nước cam cần phải tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn kiêng đối với bệnh thận.

Nho, táo và việt quất, cũng như các loại nước ép của chúng, đều là những lựa chọn thay thế tốt cho cam và nước cam. Đây là các loại quả có hàm lượng kali thấp hơn.

2.9. Thịt đã qua chế biến

Thịt đã qua chế biến là các loại thịt đã được ướp muối, sấy khô và đóng hộp như: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội,... Đây là những thực phẩm chứa một lượng lớn muối nhằm cải thiện hương vị và giữ sản phẩm được lâu hơn. Ngoài ra, thịt đã chế biến có nhiều protein.

Do vậy, những người mắc bệnh thận nên hạn chế các loại thịt này.

2.10.Dưa chua, dầu ô liu và gia vị

Dưa chua, ô liu và gia vị là những thực phẩm chứa một lượng lớn muối được thêm vào trong quá trình đóng hộp hoặc ngâm.

Ô liu chế biến cũng có xu hướng mặn vì chúng được lên men để có vị đắng hơn. Năm quả ô liu ngâm xanh cung cấp khoảng 195 mg natri.

Dưa muối dưa chua
Bệnh nhân bệnh thận cần hạn chế ăn dưa chua do chưa nhiều muối

2.11. Quả mơ

Quả mơ rất giàu vitamin C, vitamin A và chất xơ, đặc biệt là kali. Một chén quả mơ tươi cung cấp 427 mg kali. Hơn nữa, hàm lượng kali thậm chí còn tập trung nhiều hơn trong mơ khô hoặc mơ sấy. Một chén quả mơ khô cung cấp hơn 1.500 mg kali.

2.12. Khoai tây và khoai lang

Khoai tây và khoai lang là những loại rau củ giàu kali. Chỉ cần một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (156 g) chứa 610 mg kali, trong khi một củ khoai lang nướng cỡ trung bình (114 g) chứa 541 mg kali.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế khoảng 50% hàm lượng kali trong khoai tây bằng cách cắt khoai tây thành những miếng nhỏ, mỏng và luộc chúng trong ít nhất 10 phút. Khoai tây được ngâm trong một nồi nước lớn trong ít nhất bốn giờ trước khi nấu sẽ có hàm lượng kali thấp hơn hẳn. Phương pháp này được biết đến như là phương pháp lọc kali..

2.13. Cà chua

Cà chua là một loại trái cây có hàm lượng kali cao không phù hợp với chế độ ăn kiêng đối với bệnh nhân mắc bệnh thận. Chỉ cần một chén nước sốt cà chua có thể chứa tới 900 mg kali.

2. 14. Các thực phẩm ăn liền và chế biến sẵn.

Các thực phẩm ăn liền và chế biến sẵn như: pizza, mì gói có chứa lượng muối lớn và thiếu chất dinh dưỡng. Do vậy, bạn tốt nhất nên hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn kiêng.

thức ăn nhanh
Đồ ăn chế biến sẵn là thực phẩm cần ăn kiêng

2.15. Cải cầu vồng, rau bó xôi, rau dền

Đây là những loại rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất khác nhau, bao gồm cả kali, đặc biệt là khi nấu chín.

2.16. Chà là, nho khô và mận sấy

Trái cây sấy khô nói chung và chà là, nho khô, mận sấy nói chung chứa một lượng lớn kali. Ví dụ, một cốc mận sấy cung cấp 1.274 mg kali, gấp gần năm lần lượng kali được tìm thấy trong một cốc mận tươi.

2.17. Đồ ăn vặt

Đồ ăn vặt như: bánh quy, khoai tây chiên vừa thiếu chất dinh dưỡng và tương đối nhiều muối.

Nói chung, đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận thì cần giảm lượng kali, phốt pho và muối trong chế độ ăn nhằm kiểm soát được tình trạng bệnh.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

67.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan