7 nguy cơ tiềm ẩn của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ngủ ngáy có thể là nguyên nhân khiến bạn và người chung phòng ngủ không ngon giấc. Nhưng nếu nguyên nhân là do bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) thì đó lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề lớn hơn.

Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao và đái tháo đường, thậm chí khiến nhiều người gặp nguy hiểm khi đang tham gia giao thông. Nhưng nếu điều trị được chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể giảm bớt hoặc chữa khỏi những vấn đề liên quan. Dưới đây là 7 vấn đề sức khỏe mà bạn có thể gặp phải nếu mắc OAS:

1. Huyết áp cao

Nếu bạn đang bị cao huyết áp thì chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Nếu phải tỉnh giấc trong đêm thường xuyên, cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng bị kiệt sức, hệ thống hormone hoạt động quá mức càng làm tăng huyết áp. Ngoài ra mức oxy trong máu cũng sẽ giảm xuống nếu bạn thấy khó thở.

Tuy nhiên, việc điều trị có thể mang lại hiệu quả khác biệt. Một số bệnh nhân huyết áp cao được hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ cho thấy chỉ số huyết áp của họ dần được cải thiện, sau đó bác sĩ sẽ theo dõi và dần cắt giảm lượng thuốc điều trị huyết áp sao cho phù hợp.

(Lưu ý: Chỉ nên ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng dưới sự chỉ định của bác sĩ).

Làm thế nào biết chính xác có bị huyết áp cao không?
Cao huyết áp làm tăng nguy cơ rủi ro khi bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

2. Bệnh lý tim mạch

Theo nghiên cứu, những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có nhiều khả năng bị đau tim. Nguyên nhân chính là do lượng oxy trong máu thấp. Các tình trạng nguy hiểm như đột quỵ, rung nhĩ (AFib), nhịp tim nhanh...cũng có thể liên quan đến hội chứng này.

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm gián đoạn quy trình hấp thụ oxy của cơ thể, khiến bộ não khó kiểm soát cách lưu lượng máu lưu thông trong động mạch và trong chính não bộ.

3. Đái tháo đường type 2

Có một thực tế rằng chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra rất phổ biến ở những người bị tiểu đường type 2, ước tính có đến 80% bệnh nhân hoặc hơn có thể bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Chính sự tăng cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc cả 2 chứng rối loạn này ở một người. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chính xác chỉ ra mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường type 2 nhưng việc nhắm mắt không đủ có thể khiến cơ chế sử dụng insulin của cơ thể gặp vấn đề, dẫn tới bệnh lý tiểu đường.

Xét nghiệm tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị ngưng thở khi ngủ

4. Tăng cân

Tăng cân làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và tình trạng này cũng khiến bạn khó giảm cân hơn.

Khi thừa cân, lượng mỡ tích tụ ở cổ có thể khiến bạn khó thở vào ban đêm. Mặt khác, chứng ngưng thở khi ngủ cũng khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone ghrelin khiến cơ thể dễ thèm ăn thực phẩm carbs và đồ ngọt. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi cũng vậy, cơ thể không thể biến thức ăn đã hấp thụ thành năng lượng hiệu quả, dẫn đến việc tăng cân khó kiểm soát.

Điều may mắn là, tập trung điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể khiến vấn đề trên được cải thiện. Bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để tập thể dục và tham gia các hoạt động khác, điều này sẽ giúp bạn giảm cân và giảm cả chứng ngưng thở khi ngủ.

5. Chứng hen suyễn ở người lớn

Khoa học vẫn chưa chứng minh được mối liên hệ giữa chứng hen suyễn với OSA, nhưng những bệnh nhân được điều trị chứng ngưng thở khi ngủ cho thấy rằng họ ít bị lên cơn hen hơn.

Hen suyễn
Hen suyễn khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn

6. Trào ngược axit dạ dày

Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn gây ra tình trạng ợ nóng này, nhưng nhiều người cho rằng có mối liên hệ giữa hai vấn đề. Bởi các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng: điều trị trào ngược axit dường như cải thiện tình trạng ngưng thở ở một số người và ngược lại, điều trị OSA cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng trào ngược axit dạ dày.

Trào ngược axit
Trào ngược axit có mối liên hệ với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

7. Tai nạn giao thông

Khi bạn cảm thấy chệnh choạng, đầu váng vất, bạn có nguy cơ ngủ gật khi lái xe. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị tai nạn giao thông cao gấp 5 lần những người ngủ bình thường.

Điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Tất cả các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng ngưng thở khi ngủ nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng vẫn có rất nhiều cách để điều trị.

Ví dụ như bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng hệ thống áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) để giúp dễ thở hơn vào ban đêm và nghỉ ngơi khi cần.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như dùng một số công cụ hỗ trợ đường thở, kích thích thần kinh và một số hình thức phẫu thuật. Hãy trao đổi với bác sĩ về cách lựa chọn phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ phù hợp giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và phòng tránh được những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan