Bệnh tăng tiểu cầu: Một số điểm cần chú ý

Bài viết được viết bởi Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Dư Đạt - Trưởng đơn nguyên khám bệnh, Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh tăng tiểu cầu (hay bệnh đa tiểu cầu) bao gồm tăng tiểu cầu nguyên phát (Thrombocythemia) và tăng tiểu cầu thứ phát (Thrombocytosis) là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép. Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác.

Tiểu cầu có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Chúng kết dính với nhau (thành cục máu đông) để ngăn chặn sự chảy máu khi một mạch máu bị thương tổn, hoặc tham gia hình thành nên cục máu đông còn được gọi là huyết khối (thrombus), gây thuyên tắc mạch, gây nên một số bệnh về nhồi máu não hoặc tắc mạch chi, mạch tạng... Bình thường có khoảng từ 150.000 - 450.000 tiểu cầu mỗi microlit máu (hay 150 - 450 G/L).

1. Thế nào là tăng tiểu cầu nguyên phát (Thrombocythemia)?

Quá trình đông máu
Tăng tiểu cầu nguyên phát làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu

Trong tình trạng này, các tế bào gốc trong tủy xương bị bất thường và tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Nguyên nhân gây ra điều này thường không được biết rõ. Khi quá trình này diễn ra mà không ảnh hưởng đến các tế bào máu khác.

Có một dạng tăng tiểu cầu nguyên phát hiếm gặp mang tính di truyền. Trong một số trường hợp, đột biến di truyền gây ra tình trạng đó. Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, các tiểu cầu không bình thường. Chúng có thể dưới hình thức huyết khối, hoặc ngược lại, gây chảy máu khi hoạt động không đúng mức. Chảy máu còn có thể xảy ra do một bệnh lý gọi là bệnh von Willebrand. Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Sau nhiều năm, bệnh có thể diễn tiến đến tình trạng tủy xương bị xơ hóa.

2. Thế nào là tăng tiểu cầu thứ phát (Thrombocytosis)?

Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện, hoặc một tác nhân ngoại lai làm gia tăng số lượng tiểu cầu. Ngược lại với tăng tiểu cầu nguyên phát, các tiểu cầu trong tăng tiểu cầu thứ phát thường là bình thường.

  • Những điều kiện hay yếu tố có thể gây tăng tiểu cầu trong một số trường hợp như:
    + Thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu tán huyết
    + Sau phẫu thuật cắt lách
    + Ung thư
    + Viêm hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh mô liên kết, bệnh viêm loét đại tràng, và bệnh lao
    + Phản ứng với thuốc nào đó. Loãng xương
  • Một số điều kiện có thể dẫn đến tăng tiểu cầu trong thời gian ngắn gồm:
    + Phục hồi sau mất máu nghiêm trọng
    + Phục hồi từ tình trạng giảm nặng tiểu cầu do sử dụng quá nhiều rượu và thiếu vitamin B12 hay folate...

3. Hậu quả của tăng tiểu cầu

thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu,  máu đông
Huyết khối dẫn đến thuyên tắc mạch

Thường hay gây nên các huyết khối dẫn đến thuyên tắc mạch. Gây xuất huyết

  • Huyết khối

+ Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, cục máu đông thường phát triển ở não, tay và chân. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, kể cả ở tim và ruột.

+ Cục máu đông ở não gây tai biến mạch não ra các triệu chứng đối với 25 % số bệnh nhân. Triệu chứng thường gặp là đau đầu và chóng mặt mãn tính. Có thể xảy ra đột quỵ trong những trường hợp nghiêm trọng.
+ Cục máu đông trong mạch máu nhỏ khiến tay chân tê và đỏ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác rát bỏng dữ dội và đau nhói chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

+ Các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể bao gồm: Cục máu đông hình thành trong nhau thai gây chết bào thai hoặc sẩy thai trong 1/2 số thai phụ có tăng tiểu cầu nguyên phát. Cục máu đông không chỉ liên quan với tăng tiểu cầu, mà còn với những yếu tố khác. Tuổi > 60, tiền sử huyết khối, đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

  • Xuất Huyết

+ Dấu hiệu của chảy máu bao gồm chảy máu cam, bầm tím xuất huyết, chảy máu từ miệng hoặc nướu răng, hoặc phân có máu. Mặc dù xuất huyết thường đi kèm với tiểu cầu thấp, nó cũng có thể xảy ra ở những người có số lượng tiểu cầu cao. Cục máu đông hình thành ở những trường hợp tăng tiểu cầu có thể sử dụng hết lượng tiểu cầu của cơ thể. Điều này có nghĩa là không còn đủ tiểu cầu trong máu để hàn gắn lại bất kỳ dấu vết cắt đứt hoặc tổn thương của các mạch máu.
+ Một nguyên nhân khác gây chảy máu ở những bệnh nhân có tiểu cầu rất cao là tình trạng bệnh von Willebrand. Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương

Chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm dưới đây để giúp chẩn đoán tăng tiểu cầu.
+ Công Thức Máu: Công thức máu đếm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu trong máu, độ tập trung tiểu cầu.

+ Các xét nghiệm tuỷ xương: Chọc tủy để tìm hiểu xem tủy xương có sản xuất quá nhiều tiểu cầu hay không. Chọc hút bằng kim một ít chất lỏng từ tủy xương. Sau đó quan sát các mẫu dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bị lỗi. Hoặc sinh thiết tủy xương thường được thực hiện ngay sau khi chọc hút. Đối với thử nghiệm này, bác sĩ dùng kim rút một lượng nhỏ các mô tuỷ xương. Kiểm tra mô học để đánh giá số lượng các loại tế bào trong tủy xương. Trong những trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát và thứ phát, tủy xương chứa một số lượng đại bào cao hơn bình thường.

+ Các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để tìm các yếu tố di truyền có thể gây ra tình trạng tăng tiểu cầu.

5. Những điều cần lưu ý khi mắc bệnh tăng tiểu cầu

  • Đi khám bệnh thường xuyên.
  • Ngừng hút thuốc lá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu v.v...
  • Theo dõi những dấu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ.
  • Dùng các loại thuốc men theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đang dùng thuốc để giảm số lượng tiểu cầu, cần thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết trước khi thực hiện bất kì thủ thuật, phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa nào. Những loại thuốc làm giảm tiểu cầu có thể làm tăng chảy máu khi thực hiện các thủ thuật đó. Hoặc cũng có thể gây xuất huyết nội. Dấu hiệu của xuất huyết nội bao gồm các vết bầm tím, máu hoặc phân đen như hắc ín, nước tiểu màu hồng hoặc có máu, tăng chảy máu kinh nguyệt, chảy máu nướu răng, và chảy máu cam. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu kể trên.
  • Tránh dùng các thuốc giảm đau bán tự do như ibuprofen (ngoại trừ paracetamol). Các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá nhưng lại hạn chế tác dụng của aspirin.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

120.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan