Bệnh viêm mạch do IgA (xuất huyết Schonlein Henoch)

Bệnh viêm mạch do IgA là một loại viêm mạch do ban xuất huyết Schonlein Henoch. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm mạch do IgA để kịp thời điều trị và phòng ngừa biến chứng, đặc biệt là ở trẻ em.

1. Bệnh viêm mạch do IgA là bệnh gì?

Bệnh viêm mạch do IgA là một loại viêm mạch do ban xuất huyết Schonlein Henoch gây chảy máu trong các mao mạch ở ruột, thận, da và khớp. Biểu hiện đặc trưng của ban xuất huyết chính là phát ban tím ở mông và cẳng chân. Ở một số người mắc bệnh thận, ban xuất huyết Schonlein ban xuất huyết Henoch gây đau bụng và đau xương khớp.

Ban xuất huyết Henoch Schonlein thường thấy ở trẻ em 4 - 6 tuổi và thanh niên, chủ yếu ở bé trai. Bệnh thường tấn công vào mùa đông. Mặc dù có thể tự hồi phục, tuy nhiên khi bệnh ảnh hưởng đến thận, người bệnh cần được thăm khám và điều trị để phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Trẻ bị bệnh viêm mạch do IgA có thể làm tăng nguy cơ nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mạch do IgA

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mạch do ban xuất huyết Schonlein Henoch là chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể kích hoạt hệ miễn dịch và gây ra tình trạng viêm mạch, đó là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn, virus
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin
  • Mắc bệnh tả, thương hàn, sởi hoặc do chủng ngừa
  • Bị côn trùng cắn, thời tiết trở lạnh, tiếp xúc với hóa chất

3. Triệu chứng của bệnh viêm mạch xuất huyết Schonlein Henoch

Bệnh viêm mạch do IgA gây ra những triệu chứng sau:

  • Ban xuất huyết có màu tím (giống vết bầm tím), thường thấy ở mông, bàn chân và cẳng chân. Đôi khi, ban xuất huyết cũng có ở mặt, toàn thân hoặc cánh tay.
  • Đau khớp, sưng khớp, viêm khớp, chủ yếu là khớp gối và mắt cá nhân. Đau khớp có thể xuất hiện trước khi phát ban từ 1 - 2 ngày, sau đó giảm dần và biến mất, không gây tổn thương khớp lâu dài.
  • Trẻ bị ban xuất huyết Schonlein Henoch thường gặp các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, đại tiện ra máu. Các biểu hiện về tiêu hóa thường xuất hiện trong vòng 8 ngày sau khi phát ban.
  • Protein niệu, tiểu ra máu là những triệu chứng ở thận do bệnh viêm mạch IgA gây ra ở 20 - 50% bệnh nhân. Vì mức độ phổ biến của triệu chứng này kém hơn so với những triệu chứng khác nên người bệnh khó nhận biết, cho đến khi xét nghiệm nước tiểu. Những biểu hiện ở thận thường tự hồi phục, tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể tiến triển và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bệnh nhân.

Khi ban xuất huyết Schonlein Henoch ảnh hưởng nghiêm trọng đến ruột hoặc thận, người bệnh cần được thăm khám ngay, hoặc tốt nhất là nên kiểm tra sức khỏe khi thấy có biểu hiện phát ban.

4. Bệnh viêm mạch xuất huyết Schonlein Henoch có nguy hiểm không?

Đa phần ban xuất huyết Schonlein Henoch đều có thể cải thiện trong khoảng một vài tuần mà không gây hậu quả lâu dài. Tuy nhiên bệnh thường xuyên tái phát, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ tái phát cao hơn. Các đợt tái phát ở trẻ thường nhẹ hơn so với lần đầu tiên phát bệnh.

Mặc dù có thể tự hồi phục và khả năng tái phát nhẹ, tuy nhiên bệnh viêm mạch do IgA có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tổn thương thận: Thận hư, tiểu ra máu, tăng huyết áp là những tổn thương ở thận do bệnh gây ra. Đa phần trẻ bị suy thận do viêm mạch IgA đều hồi phục được, tuy nhiên một số ít tổn thương thận gây ra bệnh thận giai đoạn cuối và buộc phải điều trị ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.
  • Đường ruột bị tắc nghẽn: Ban xuất huyết Schonlein Henoch có thể gây ra chứng lồng ruột (một loại tắc nghẽn đường ruột) và lượng máu đến ruột bị suy giảm, dẫn đến viêm viêm ruột và cơ quan lân cận, như viêm tuyến tụy.
  • Nguy cơ bị cao huyết áp khi mang thai: Phụ nữ từng bị bệnh viêm mạch do IgA lúc nhỏ có thể đối mặt với nguy cơ bị tăng huyết áp khi mang thai trong tương lai. Khi đó, thai phụ cần báo với bác sĩ để được tư vấn xử trí phù hợp.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mạch do IgA

Chẩn đoán bệnh viêm mạch do IgA có thể dựa vào các triệu chứng như phát ban tím, sưng đau khớp và các biểu hiện ở hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tiến hành một số xét nghiệm cũng có thể giúp loại trừ những bệnh khác và cho phép chẩn đoán bệnh, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu: Chỉ số IgA cao (một dạng đặc biệt của protein) có thể là cơ sở để chẩn đoán ban xuất huyết Schonlein Henoch. Ngoài ra, tỷ lệ hồng cầu lắng tăng lên cũng gợi ý chẩn đoán cơ thể có bị viêm nhiễm không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nồng độ protein trong máu cao, có máu trong nước tiểu là cơ sở chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên những chỉ số này có thể xuất hiện sau triệu chứng phát ban đến vài tháng. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu hàng tháng trong vòng 6 tháng để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh viêm mạch do IgA. Kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng cho phép đánh giá mức độ thận bị tổn thương.
  • Sinh thiết da: Kỹ thuật này cho biết sự hiện diện của IgA trong các mao mạch.
  • Sinh thiết thận: Sinh thiết thận được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện của tổn thương thận như tăng huyết áp, suy thận đột ngột.
  • Siêu âm bụng: Để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng không phải do ban xuất huyết Schonlein Henoch (như thủng ruột, viêm ruột thừa, ...) bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bụng. Ngoài ra, siêu âm cũng cho phép đánh giá các biến chứng ở đường ruột do bệnh gây ra, ví dụ như tắc nghẽn ruột.

Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm mạch do IgA thường tự cải thiện trong vòng 1 - 8 tuần và bệnh cũng không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Việc điều trị chủ yếu là cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh gây biến chứng, bao gồm các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước để bù dịch
  • Dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid
  • Xét nghiệm nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa tổn thương ở thận

Trong một số trường hợp, trẻ bị ban xuất huyết Schonlein Henoch cần được nhập viện nếu có những biểu hiện như đau bụng dữ dội, xuất huyết tiêu hóa, loét trên da mở rộng.

Bệnh viêm mạch do IgA là một dạng rối loạn viêm mạch do xuất huyết Schonlein Henoch. Phần lớn bệnh có thể phục hồi sau tối đa 8 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị tổn thương thận nghiêm trọng. Vì vậy, cần nhận biết các triệu chứng của bệnh để thăm khám bác sĩ kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan