Bị bệnh vẩy nến trên mặt, phải làm thế nào?

Bệnh vẩy nến là sự tích tụ của các tế bào da dẫn đến hình thành các mảng có vảy gây đau và ngứa. Phần lớn những người bị bệnh vẩy nến ở mặt cũng bị bệnh vẩy nến da đầu và trên các bộ phận khác của cơ thể.

1. Thế nào là vảy nến da mặt

Bệnh vẩy nến trên mặt khác với các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vùng da trên khuôn mặt mỏng hơn và nhạy cảm hơn nên cần các phương pháp điều trị nhẹ nhàng. Bệnh vảy nến khuôn mặt thường xuất hiện ở lông mày, da giữa mũi và môi trên của bạn, trán và đường chân tóc.

Giống như bệnh vẩy nến trên các bộ phận khác trên cơ thể, không có nguyên nhân rõ ràng nào của bệnh vẩy nến trên khuôn mặt. Các nhà nghiên cứu chỉ xác định yếu tố di truyền và hệ thống miễn dịch đều đóng một vai trò trong sự hình thành bệnh. Bệnh vẩy nến và sự bùng phát bệnh vẩy nến có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như:

  • Căng thẳng
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng
  • Nhiễm trùng nấm
  • Sử dụng thuốc lá
  • Sử dụng nhiều rượu
Phụ nữ hút thuốc lá
Thuốc lá làm trầm trọng hơn những triệu chứng của bệnh

2. Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh xuất hiện tùy thuộc vào phần nào trên khuôn mặt bị bệnh vẩy nến:

  • Khi bị vảy nến ở vùng mí mắt, các vảy sẽ che phủ hàng mi. Các cạnh của mắt có thể có màu đỏ và giòn.
  • Khi bị vảy nến ở mắt, thường có biểu hiện khô, viêm, mắt bị kích thích và khó nhìn thấy
  • Bị vảy nến ở tai sẽ gây ra tình trạng vảy tích tụ và có thể chặn ống tai, gây mất thính giác. Thông thường, bệnh vẩy nến không có ảnh hưởng đến tai trong.
  • Vảy nến xuất hiện ở miệng được biểu hiện bằng việc xuất hiện màu trắng và xám ở vùng trên lợi hoặc lưỡi, bên trong mũi và trên môi
Vẩy nến ở mắt
Vẩy nến ở mắt gây kích thích và khó nhìn thấy

3. Điều trị vảy nến trên mặt

Có một vài loại phương pháp điều trị chính dành riêng cho bệnh vẩy nến trên khuôn mặt. Loại điều trị sẽ phụ thuộc vào phần nào của khuôn mặt bị ảnh hưởng bởi vảy nến.

3.1 Điều trị vảy nến mặt bằng thuốc

  • Corticosteroid mức thấp: Đó là loại thuốc có dạng mỡ, kem, nước thơm và thuốc xịt làm giảm đỏ và sưng vùng da bị vẩy nến. Các bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một vài tuần một lần. Nếu bạn sử dụng chúng lâu hơn, chúng có thể làm cho làn da của bạn mỏng, sáng bóng và dễ bị bầm tím hoặc làm cho nó bị rạn da và các mạch máu mới.
  • Vitamin D tổng hợp: Loại thuốc này được sử dụng như thuốc mỡ hoặc kem calcipotriol (Daivonex, Sorilux), nó làm chậm sự phát triển của các tế bào da. Nhưng nó cũng có thể gây kích ứng khuôn mặt của bạn. Calcitriol (Rocaltrol, Vertical) là một loại thuốc vitamin D tổng hợp mới cho bệnh vẩy nến mà một số nghiên cứu cho thấy có thể tốt hơn cho làn da nhạy cảm.
  • Sử dụng Retinoids: Retinoids có trong gel tazarotene (Tazorac), nó giúp loại bỏ vảy và có thể làm giảm viêm. Nhưng nó cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng da.
  • Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Đây là hai loại thuốc được FDA phê chuẩn điều trị bệnh chàm. Một số bác sĩ da liễu khuyên dùng loại thuốc này điều trị bệnh vẩy nến trên mặt. FDA cũng khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên sử dụng chúng trong một thời gian ngắn vì một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa thuốc này với nguy cơ ung thư.
  • Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa) là một loại thuốc bôi khác được FDA phê chuẩn cho bệnh chàm có thể làm giảm viêm. Nó có thể gây cháy da tạm thời hoặc cảm giác châm chích khi áp dụng.
  • Nhựa than đá: Có nguồn gốc từ than đá, phương pháp điều trị này có trong dầu gội, kem. Nó có thể chữa lành bệnh vẩy nến và cũng có thể làm cho làn da của bạn cảm thấy tốt hơn và giảm ngứa, giảm đóng vảy và khô.
  • Axit salicylic: Loại thuốc này có sẵn không cần kê đơn và có cả trong thuốc theo toa. Đây là phương thuốc có thể giúp loại bỏ vảy. Bác sĩ có thể sử dụng chung với steroid hoặc than đá.

Nếu các phương pháp điều trị này không giúp ích, hãy hỏi bác sĩ có nên uống thuốc theo toa hoặc tiêm cho tình trạng bệnh của mình không.

Than đá
Sử dụng dầu gội, kem có nguồn gốc từ than đá tốt cho việc điều trị bệnh vẩy nến

3.2 Phương pháp điều trị vảy nến mặt bằng ánh sáng

Một lựa chọn khác là điều trị vảy nến mặt là bằng tia cực tím (UV), được gọi là liệu pháp quang để làm chậm sự phát triển của tế bào da. Một số loại pháp quang như:

  • Điều trị bằng ánh sáng mặt trời tức là nhận tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo.
  • Quang trị liệu UVB là nhận được tia UVB từ một nguồn nhân tạo. Quang trị liệu UVB băng hẹp là một loại điều trị UVB mới hơn.
  • Liệu pháp Goeckerman là phương pháp điều kết hợp điều trị UVB với nhựa than đá.
  • Psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA) là một sự kết hợp giữa Psoralen, loại thuốc làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng và điều trị bằng UVA.
  • Laser Excimer là chùm tia UVB có kiểm soát xử lý một khu vực nhỏ.

3.3 Phương pháp điều trị theo từng khu vực cụ thể

Mí mắt

Để điều trị khu vực này, bác sĩ có thể đề nghị các thuốc:

  • Corticosteroid đặc biệt để điều trị co giãn. Nhưng không quá lạm dụng chúng. Nếu chúng lọt vào mắt, có thể dẫn đến tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
  • Các thuốc eczema thuốc mỡ crisaborole (Eucrisa), pimecrolimus (Elidel), hoặc tacrolimus (Protopic). Chúng không gây ra tác dụng phụ của steroid.

Hãy cẩn thận khi bạn điều trị bệnh vẩy nến quanh mắt vì da trên mí mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Bệnh vẩy nến ở mắt là rất hiếm. Nhưng nếu bạn bị vẩy nến ở mắt, bạn có thể cần thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mắt nếu bạn bị nhiễm trùng.

Vùng tai

Thuốc trị bệnh vẩy nến có thể gây nguy hiểm cho màng nhĩ, vì vậy hãy thận trọng khi áp dụng các thuốc điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng các thuốc như:

  • Corticosteroid theo toa để nhỏ giọt vào tai hoặc bôi bên ngoài ống tai
  • Calcipotriene hoặc tazarotene thường được trộn với kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid

Vùng Miệng và mũi

Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc điều trị như:

  • Kem steroid hoặc thuốc mỡ được sản xuất cho các khu vực ẩm ướt
  • Rửa thường xuyên bằng dung dịch muối để giảm đau
  • Corticosteroid mức thấp như thuốc mỡ hydrocortison 1% Pimecrolimus hoặc tacrolimus
Thủng màng nhĩ
Thuốc trị bệnh vẩy nến có thể gây nguy hiểm cho màng nhĩ

4. Tự chăm sóc da bị bệnh vẩy nến mặt

Cùng với việc dùng thuốc được bác sĩ khuyên dùng, bạn có thể thực hiện các bước chăm sóc tại nhà để giúp kiểm soát bệnh vẩy nến của mình, bao gồm:

  • Giảm căng thẳng. Cân nhắc tập thiền hoặc yoga.
  • Tránh kích hoạt bùng phát bệnh. Theo dõi chế độ ăn uống và các hoạt động của bạn để xem liệu bạn có thể xác định các yếu tố dẫn đến bùng phát bệnh.
  • Không tác động lên vùng vảy nến. Tác động lên vùng vảy thường làm cho chúng tồi tệ hơn hoặc bắt đầu phát ban mới.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm. Có bác sĩ của bạn đề nghị một loại kem dưỡng ẩm có thể giúp làm giảm khô da và vảy trên khuôn mặt của bạn.
  • Hỗ trợ cảm xúc. Đôi khi, có những mảng trên mặt có thể khiến bạn cảm thấy tự ti và thậm chí là chán nản. Bác sĩ của bạn có thể có một đề nghị cho một nhóm hỗ trợ hoặc nhà tâm lý học có thể giúp đỡ để loại bỏ cảm giác đó.
Yoga
Tập yoga có lợi cho việc giảm căng thẳng

5. Làm thế nào để áp dụng thuốc trị bệnh vẩy nến trên khuôn mặt

Dưới đây là một vài mẹo cơ bản:

  • Sử dụng số lượng nhỏ. Hãy cẩn thận khi bạn thoa kem và thuốc mỡ quanh mắt. Một số phương pháp điều trị có thể gây kích ứng chúng.
  • Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc để có thể ngăn ngừa tác dụng phụ, đặc biệt là với steroid.
  • Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có thể sử dụng trang điểm để che giấu bệnh vẩy nến trên khuôn mặt của bạn.

Bệnh vẩy nến trên khuôn mặt của bạn có thể gây cảm giác khó chịu. Hãy gặp bác sĩ để xác định loại bệnh vẩy nến mà bạn mắc phải để được tư vấn một kế hoạch điều trị phù hợp. Điều trị có thể bao gồm việc chăm sóc y tế và điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể theo dõi và điều trị vùng da bị vảy nến trên khuôn mặt của bạn.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, .webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan