Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài, phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Mai - Bác sĩ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể tái phát và kéo dài dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy bị nổi mề đay liên tục, nổi mề đay kéo dài phải làm sao?

1. Nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là tình trạng có những nốt sẩn hồng ban kèm theo các phản ứng trên da như ngứa, nóng rát,... Hình dạng, kích thước các sẩn hồng ban biến đổi rất nhanh, xuất hiện và lặn đi nhanh trong 24h rồi lại tái phát nhanh chóng.

2. Nguyên nhân bị nổi mề đay liên tục, nổi mề đay kéo dài

Các mảng mề đay và sẩn hồng xuất hiện khi những tế bào trong máu giải phóng ra histamin và một số hoạt chất trung gian hoá học khác. Những chất này gây ra ngứa, ban đỏ và sẩn trên da. Có nhiều tác nhân làm khởi phát nổi mề đay như:

  • Các dị nguyên: Phổ biến nhất đó là phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, thực phẩm, lông động vật, hoá mỹ phẩm, thực phẩm,...
  • Côn trùng: Một số loại côn trùng có thể gây nổi mề đay như kiến, sâu róm, ong.... Cơ thể khi tiếp xúc với nọc độc hoặc dịch từ tuyến nước bọt của chúng có thể có phản ứng dị ứng gây nên triệu chứng mày đay.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng: Nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng khi vào cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay kéo dài.
  • Bệnh lý: Bệnh tự miễn, đặc biệt bệnh tuyến giáp tự miễn cryoglobulinemia,... có thể gây nổi mề đay.
  • Yếu tố di truyền: Khi bạn có người thân có tiền sử nổi mề đay thường cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn.

3. Triệu chứng khi bị nổi mề đay liên tục

Những dấu hiệu và triệu chứng nổi mề đay mạn tính bao gồm:

  • Bị dị ứng nổi mề đay khắp người, theo đó các mảng hồng ban, nổi sẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể.
  • Ngứa nhiều, có thể diễn biến nặng
  • Sưng đau vùng môi hoặc mí mắt, bên trong cổ họng
  • Các triệu chứng có thể khởi phát sau khi tiếp xúc với một số yếu tố như nước nóng, nước lạnh, trải qua căng thẳng,...
  • Mày đay mạn tính được định nghĩa khi các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần và thường xuyên tái phát lại nhiều lần, thậm chí là nhiều tháng hoặc nhiều năm.

4. Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài phải làm sao?

Điều trị nổi mề đay kéo dài có thể được thực hiện tại nhà với một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng Histamin H1 là thuốc lựa chọn đầu tiên và phổ biến nhất trong điều trị mày đay mạn tính. Sử dụng thuốc kháng histamine giúp giảm triệu chứng, giúp người bệnh có thể làm việc và sinh hoạt như thông thường, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số loại thuốc kháng histamine thế hệ 2 như loratadine, fexofenadine, cetirizine, desloratadine,... Nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc histamine, bác sĩ có thể tăng liều thuốc hoặc thử nhóm thuốc kháng histamine thế hệ 1 (có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ) như chloephenhydramine, hydroxyzine pamoate.
  • Thuốc kháng thụ thể H2 uống hoặc tiêm như cimetidine, famotidine,... Các thuốc này có tác dụng làm tăng hiệu quả và kéo dài thời gian tác dụng của các thuốc kháng Histamin H1.
  • Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống như prednison có thể giúp giảm sưng đỏ và ngứa. Nhóm thuốc này thường được sử dụng nhằm kiểm soát triệu chứng cấp tính và nặng. Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng leukotrien: Giảm tổng hợp leukotriene – chất hóa học trung gian khác có thể gây mày đay. Một số thuốc như zafirlukast, montelukast có thể được bác sĩ chỉ định khi triệu chứng không cải thiện triệu chứng sau khi uống kháng histamine đơn thuần.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine, tacrolimus.

5. Sử dụng sản phẩm thảo dược khi bị nổi mề đay liên tục, kéo dài

Ngoài các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi bị nổi mề đay liên tục và bị dị ứng nổi mề đay khắp người, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược, hạn chế tái phát. Điển hình là sự phối hợp toàn diện giữa 3 thành phần, tương ứng 3 nhóm tác dụng tổng thể hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa, đó là:

  • Cao gan: Tăng cường chức năng gan cụ thể là tăng khả năng giải độc cho gan.
  • Cao nhàu: Điều hoà miễn dịch đồng thời tăng cường chức năng thải độc qua thận, cải thiện triệu chứng mề đay, giúp giảm viêm, ngứa, mẩn đỏ. Có thể đánh giá trái nhàu như một bước tiến mới trong điều trị bệnh mề đay.
  • L-carnitine fumarate: Tăng cường năng lượng tế bào, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bị nổi mề đay liên tục
Người bệnh bị nổi mề đay liên tục có thể tham khảo một số sản phẩm từ thảo dược

Đặc biệt, các nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội đều khẳng định hiệu quả vượt trội của sản phẩm chứa cao nhàu, cao gan... trong việc hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:

  • Sau 4 tuần dùng sản phẩm, 87% người dùng phản hồi tốt, cải thiện hẳn các triệu chứng mẩn ngứa, phù nề trên da của mề đay.
  • Kéo dài sử dụng sản phẩm thêm 2-3 tháng, ghi nhận 96,7% trường hợp không bị tái phát mề đay.
  • Không ghi nhận trường hợp gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm.

Như vậy, nhóm thảo dược này có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp mề đay, mẩn ngứa cả giai đoạn cấp tính và mạn tính. Các thảo dược có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn, có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan