Các nguyên nhân gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do nhiều tác nhân gây ra, bao gồm vi khuẩn, nấm, xoắn khuẩn, ký sinh trùng, virus....Người bệnh có thể mắc phải viêm màng não mủ, viêm não, áp xe não...và có nguy cơ tử vong cao hoặc tăng gánh nặng bệnh tật cho gia đình, xã hội.

1. Triệu chứng nhiễm trùng thần kinh trung ương

Nhiễm trùng thần kinh trung ương là một tình trạng cấp cứu, do đó cần tiến hành các bước chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng nhanh chóng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi bị nhiễm trùng thần kinh trung ương, một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp là:

  • Người bệnh bị đau đầu, sốt kèm rối loạn cảm giác và cứng gáy;
  • Có dấu hiệu Kernig và Brudzinski (+) cũng như sự bất bình thường trong dịch não tủy.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm khác được dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm: thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cần thiết, chụp X quang lồng ngực...

Hầu hết các biến chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương có thể gây tử vong cao và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh lâu dài. Do đó việc xác định chính xác nguyên nhân để điều trị kịp thời là rất cần thiết.

thần kinh trung ương
Nhiễm trùng thần kinh trung ương là một tình trạng cấp cứu

2. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do nhiều tác nhân gây bệnh. Các tác nhân đó bao gồm vi khuẩn, nấm, xoắn khuẩn, ký sinh trùng, virus.... gây nên một số bệnh như sau:

  • Viêm màng não mủ: Trường hợp này thường biểu hiện cấp tính trong vài giờ hoặc 1- 2 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu khởi phát. Chẩn đoán thường dựa vào kết quả nhuộm soi và cấy vi khuẩn;
  • Viêm màng não mạn tính: Trường hợp nhiễm trùng này các triệu chứng biểu hiện kéo dài. Nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất là do vi khuẩn lao, nấm a) và xoắn khuẩn. Chẩn đoán dựa vào kết quả nuôi cấy hoặc chẩn đoán huyết thanh;
  • Viêm màng não vô khuẩn: Đây được xem là thể lành tính nhất, bởi nó có thể tự khỏi. Bệnh thường do virus, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hay nhiễm leptospira;
  • Viêm não: Triệu chứng viêm não thường biểu hiện bằng các dấu hiệu rối loạn cảm giác, co giật. Xét nghiệm dịch não tủy có thể bình thường hoặc có vài bạch cầu lympho;
  • Viêm màng não mủ do dùng kháng sinh: Trong một số trường hợp, việc điều trị kháng sinh sớm sẽ làm thay đổi các chỉ số trong dịch não tủy và sự tăng tế bào đa nhân trung tính bằng sự tăng tế bào lympho tương tự như trong các trường hợp viêm màng não vô khuẩn;
  • Phản ứng cận kề: Chính là quá trình nhiễm trùng mủ rất gần với hệ thần kinh trung ương, từ đó dẫn đến viêm như bạch cầu hoặc protein trong dịch não tủy. Các nhiễm trùng đó có thể là áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, tụ mủ dưới màng cứng, viêm tai xương chũm...
  • Kích thích màng não không nhiễm trùng: Kích thích màng não nhưng dịch não tủy bình thường thì có thể là do một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, lỵ, lupus ban đỏ hệ thống, viêm màng não do hóa chất hoặc thuốc, viêm màng não do carcinoma, bệnh sarcoid,... cũng có thể xuất hiện các triệu chứng kích thích màng não kèm tăng bạch cầu và protein cũng như lượng đường bình thường hoặc thấp;
  • Áp xe não: Khi bị áp xe não, người bệnh sẽ có những biểu hiện như nôn, sốt cao có thể gây co giật, dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc rối loạn tinh thần. Vi khuẩn gây áp xe não thông thường là do tụ cầu vàng, trực khuẩn gram(-), liên cầu,...
  • Viêm não - màng não do amip: Bệnh do thể amip tự do và biểu hiện với hai hội chứng. Với nguyên nhân này thì sẽ không có điều trị đặc hiệu. Có hai thể ở dạng này là viêm não màng não do amip tiên phát do Naegleria fowleri gây nên và viêm não dạng hạt do amip do các loài acanthamoeba.
Viêm màng não mủ
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do viêm màng não mủ

3. Chẩn đoán đặc hiệu nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Khi nghi ngờ nhiễm trùng thần kinh trung ương cần tiến hành các bước chẩn đoán để xác định nguyên nhân đặc hiệu. Thông thường các bước chẩn đoán bao gồm:

  • Hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng;
  • Xét nghiệm công thức máu, cấy máu;
  • Chụp cắt lớp não được chỉ định trước khi chọc dịch não tủy nếu nghi ngờ có tổn thương choán chỗ dựa vào hôn mê, co giật hoặc có các dấu hiệu thần kinh khu trú;
  • Cấy dịch não tủy;
  • Chụp phim X quang lồng ngực;
  • Các test miễn dịch huỳnh quang và ngưng kết hạt.

4. Điều trị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Nhiễm trùng thần kinh trung ương là bệnh nguy hiểm gặp ở cả trẻ em và người lớn. Việc điều trị bệnh chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ và điều trị triệu chứng như sau:

  • Điều trị tăng áp lực nội sọ do phù não nên sử dụng các biện pháp tăng thông khí, truyền manitol với liều lượng 25 - 50g (lưu ý truyền thật nhanh). Ngoài ra cần phải dẫn lưu dịch não tủy qua catheter vào não thất nhằm kiểm soát các dấu hiệu phù não và tăng áp lực nội sọ. Trong một số trường hợp nên dùng Dexamethason với liều lượng 4mg (sau mỗi 4 - 6 giờ) để làm giảm phù não;
  • Trong các trường hợp viêm màng não mủ gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương thì cần phải điều trị kháng sinh ngay lập tức. Việc điều trị kháng sinh thích hợp cho từng loại vi khuẩn cần áp dụng theo phác đồ và theo từng nhóm tuổi cho đến khi đã xác định được vi khuẩn gây bệnh. Thời gian điều trị kháng sinh sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, nếu tác nhân gây bệnh do H.influenzae và não mô cầu thì điều trị 7 ngày, do phế cầu thì điều trị kháng sinh từ 10 - 14 ngày, nguyên nhân do L.monocytogenes điều trị 14 - 21 ngày và nếu do trực khuẩn gram (-) thì thời gian điều trị là 21 ngày;
  • Đối với việc điều trị áp xe não bao gồm dẫn lưu (có thể mở hoặc hút ổ áp xe) và kết hợp với điều trị kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn phân lập trong thời gian từ 3 - 4 tuần. Phác đồ thường được áp dụng để điều trị bao gồm metronidazol với liều lượng 500mg, tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ và kết hợp với ceftriaxon 2g mỗi 12 giờ hoặc ceftizoxim 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Tuy nhiên nếu ổ áp xe nhỏ hơn 2cm, ổ áp xe không thể dẫn lưu được hoặc nếu dẫn lưu sẽ ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh thì nên sử dụng kháng sinh để điều trị trong vòng 6 - 8 tuần không có dẫn lưu.

Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương thường có nguy cơ tử vong cao và tăng gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Theo các số liệu nghiên cứu xác định nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương ở Việt Nam là do virus như virus viêm não Nhật Bản, virus Dengue, virus Herpes simplex,... Do đó có thể dự phòng bằng cách tiêm phòng vắc-xin và điều trị thích hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của nhiễm trùng thần kinh trung ương. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan