Cách chữa nước ăn chân tại nhà

Nước ăn chân là tình trạng phổ biến khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao và chân không được giữ vệ sinh, khô thoáng. Nước ăn chân còn được gọi là bệnh nấm kẽ chân. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ cho người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp một số cách chữa nước ăn chân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

1. Nguyên nhân tình trạng nước ăn chân

Tình trạng nước ăn chân mùa mưa là do bị nhiễm nấm, thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, với triệu chứng đỏ mẩn, ngứa, khô da, đóng vảy, bỏng rát và cảm giác như châm chích. Nếu không được xử trí, nấm kẽ chân sẽ gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, cuối cùng là lan rộng ra nhiều vùng da khác.

Mặc dù không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nấm kẽ chân gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, đau đớn. Những mụn nước, vết loét hở trên da, mưng mủ và sưng tấy do nước ăn chân gây ra sẽ là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân của hiện tượng nước ăn chân chủ yếu là do một số loại nấm gây ra như Trichophyton Rubrum, Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,... Bình thường, đây là những vi nấm tồn tại sẵn trên bề mặt da, không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khi da được giữ da sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên, khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi làm nấm sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng trên da.

Ngoài nguyên chính là do nấm, tình trạng nước ăn chân còn bị làm nặng hơn bởi một số yếu tố xúc tác khác như:

  • Mang giày hoặc tất quá chật, ẩm ướt.
  • Lây truyền từ người bệnh: tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh khi sử dụng chung vật dụng cá nhân, các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh.
  • Nhiễm trùng da: Khi da bị tổn thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm hoặc các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài: Những người sống hoặc phải làm việc trong môi trường độ ẩm cao hoặc phải ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị nấm kẽ chân.

2. Một số cách chữa nước ăn chân tại nhà

Trước tiên, điều quan trọng nhất để phòng ngừa tình trạng nước ăn chân là phải đảm bảo vệ sinh cho 2 chân bằng cách rửa chân kỹ với nước sạch, nhất là giữa các ngón chân không được để bẩn và ẩm ướt. Khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng như các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ, bong tróc, khô da, rát da thì không nên sờ, gãi nhiều vì có thể làm nhiễm khuẩn khó chữa thêm.

Người bị nấm ăn chân có thể áp dụng ngay một số cách dưới đây để phòng và trị nước ăn chân. Đây là những bài thuốc được chọn lọc dựa trên kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị nước ăn chân có hiệu quả.

  • Sử dụng búp ổi: Búp ổi hay lá ổi non là một trong những vị thuốc dân gian quen thuộc có tác dụng chống viêm, cầm tiêu chảy, đau bụng. Bạn sử dụng một nắm búp ổi và một nắm muối hạt giã nát để xát vào kẽ chân từ 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng nước ăn chân.
  • Lá trầu không: Có thể sử dụng trực tiếp lá trầu không vò nát và xát vào các kẽ ngón chân hoặc đun sôi với nước để rửa chân. Bạn nấu sôi lá trầu không với nửa lít nước rồi để nguội, sau đó cho thêm một cục phèn chua nhỏ vào và đánh tan ra. Sử dụng nước này để rửa kỹ các kẽ ngón chân bị sưng đỏ, ngứa, viêm loét để giảm triệu chứng. Bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn bôi vào vùng tổn thương.
  • Rau sam tươi: Chuẩn bị 50 - 100g rau sam, chú ý chọn phần cây trên mặt đất, rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát với một chút muối ăn. Trộn đều hỗn hợp này rồi cho vào một mảnh gạc sạch để chấm nhẹ vào chỗ nấm kẽ chân nhiều lần sẽ giúp vùng loét khô lại và hết ngứa.
  • Lá chè xanh và lá phèn đen: Chè xanh và phèn đen đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hay được dân gian sử dụng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn như mụn nhọt, kiết lỵ, tiêu chảy,... Bạn chuẩn bị 30g mỗi loại lá rồi nấu thành nước đặc để rửa chân hàng ngày.

3. Dùng thuốc điều trị nước ăn chân

Thực ra, hiện tượng nước ăn chân là tình trạng nhiễm nấm tại các kẽ chân, chứ không phải chỉ đơn giản là do phản ứng khi ngâm chân lâu trong nước hoặc điều kiện độ ẩm cao kéo dài như nhiều người vẫn nghĩ. Vậy bị nước ăn chân phải làm sao?

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da song có thể kiểm soát số lượng, hạn chế hoạt động và tiêu diệt một phần nấm để cải thiện triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc đặc trị nấm.

Thuốc bôi trị nấm tại chỗ

Điều trị tình trạng nước ăn chân thực chất là dùng các thuốc kháng nấm đường bôi ngoài da hoặc đường uống. Đối với hầu hết các trường hợp nước ăn chân có thể chữa khỏi bằng thuốc bôi trị nấm. Chỉ khi nào bệnh nặng, lan rộng và có những biến chứng nặng thì nên dùng thuốc đường uống để điều trị toàn diện và hiệu quả nhanh hơn. Một số thuốc kháng nấm phổ biến hiện nay là thuốc nhóm azole như ketoconazole, clotrimazole, miconazole,... hoặc thuốc chứa nhóm allylamine.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phối hợp thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng, giúp mau hồi phục da như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin,...

Thuốc kháng nấm dạng bôi có thể được sử dụng để tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên bạn cần chú ý một số lưu ý trong quá trình bôi thuốc là:

  • Luôn giữ cho chân được khô ráo, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc nước quá nhiều không cần thiết.
  • Chỉ bôi lượng thuốc vừa đủ, không nhất thiết phải phải bôi nhiều vào vùng tổn thương vì hầu hết các thuốc bôi đều hấp thu tốt nhưng nếu bôi quá nhiều có thể gây triệu chứng nóng rát da.

Thuốc trị nấm đường toàn thân

Trường hợp nước ăn chân không đáp ứng tốt với thuốc bôi hoặc lan rộng toàn thân thì bác sĩ có thể gợi ý sử dụng thuốc uống để điều trị. Các nhóm hay được sử dụng là nhóm azole, nhóm griseofulvin. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng, theo dõi đáp ứng cũng như điều chỉnh nếu cần thiết tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Nước ăn chân hay nấm kẽ chân là tình trạng phổ biến hay gặp trong mùa mưa, điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhất là khi bạn không chú ý giữ chân vệ sinh, khô ráo. Khi bị nước ăn chân thể nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng, hạn chế nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không cải thiện hoặc nặng hơn thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

82.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cac-benh-nam-nong-o-nguoi
    Các bệnh nấm nông ở người

    Nấm nông là bệnh lý thường gặp do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh. Bệnh nấm nông gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Triệu chứng nấm kẽ chân và cách điều trị
    Nấm kẽ chân, phải làm sao?

    Chào bác sĩ, tôi bị nấm kẽ chân, bôi thuốc gì thì đạt hiệu quả? Có vài lần tôi bôi thuốc Nizoral thì thấy cũng khỏi, những vẫn bị lại ạ.

    Đọc thêm
  • atsirox
    Công dụng thuốc Atsirox

    Thuốc Atsirox được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên, thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu. Thuốc Atsirox chữa bệnh gì và được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Clomacid
    Công dụng thuốc Clomacid

    Clomacid là kem bôi trị bệnh da liễu. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Clomacid sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • philtenafin
    Công dụng thuốc Philtenafin

    Philtenafin thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, được dùng để điều trị nhiễm nấm ở da, móng tay, móng chân, lang ben. Thuốc Philtenafin được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên ...

    Đọc thêm