Cách nào điều trị hen phế quản?

Để điều trị hen suyễn hiệu quả, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng định kỳ cũng như kiểm tra chức năng phổi thường xuyên. Hơn ai hết, người bệnh cần là người đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát điều trị hen suyễn, giúp duy trì hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa cơn hen và tránh các vấn đề sức khoẻ về lâu về dài.

1. Thuốc hít

1.1 Thuốc hít để làm dịu

Hầu hết mọi người bị hen suyễn sẽ được kê thuốc hít làm dịu. Những ống thuốc hít này thường có màu xanh dương và được sử dụng để điều trị các triệu chứng khi chúng xuất hiện. Thuốc hít có thể làm giảm các triệu chứng trong vài phút.

Hãy thông báo với bác sĩ của bạn nếu bạn phải sử dụng thuốc hít 3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 tuần. Lúc này, các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm thuốc, chẳng hạn như là một thuốc hít định liều.

Thuốc hít có ít tác dụng phụ, nhưng thỉnh thoảng thuốc hít có thể gây ra run mình hay khiến cho tim đập nhanh trong một vài phút kể từ khi được sử dụng.

1.2 Thuốc hít để phòng ngừa

Nếu bạn cần phải sử dụng thuốc hít làm dịu một cách thường xuyên, bạn cũng có thể cần một ống hít để phòng ngừa. Bạn sử dụng thuốc hít phòng ngừa mỗi ngày để làm giảm chứng sưng viêm và quá mẫn của đường hô hấp. Nó khiến các triệu chứng dừng xuất hiện. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng thuốc hít phòng ngừa ngay cả khi những triệu chứng không xuất hiện.

Báo cho bác sĩ chuyên khoa hen suyễn của bạn ngay nếu bạn tiếp tục gặp những triệu chứng khi sử dụng thuốc hít để phòng ngừa.

Thuốc hít định liều chứa steroid. Chúng hiếm khi gây ra tác dụng phụ nhưng đôi khi vẫn có trường hợp ghi nhận:

  • Miệng và cổ họng bị nhiễm nấm (nấm miệng)
  • Khàn giọng
  • Rát cổ họng
Cổ họng đau rát, không hát to được là bị làm sao?
Một số người bệnh có thể gặp tình trạng khàn giọng sau khi sử dụng thuốc hít

Bạn có thể ngăn chặn những tác dụng phụ này bằng cách sử dụng một ống dẫn nhựa kết nối với thuốc hít cũng như súc miệng đánh răng sau mỗi lần sử dụng nó.

1.3 Thuốc hít phối hợp

Nếu việc sử dụng thuốc hít làm dịu và thuốc hít phòng ngừa không kiểm soát được cơn hen suyễn của bạn, có lẽ bạn cần một thuốc hít được tổng hợp tác dụng của cả 2 loại trên.

Thuốc hít phối hợp được sử dụng hằng ngày để giúp ngăn các triệu chứng xuất hiện hoặc cung cấp sự giảm nhẹ kéo dài nếu các triệu chứng tiếp diễn.

Việc sử dụng thuốc hít tổng hợp thường xuyên rất quan trọng kể cả khi những triệu chứng không xuất hiện

Tác dụng phụ của thuốc hít tổng hợp tương tự như của thuốc hít làm dịu và thuốc hít phòng ngừa.

1.4 Thuốc viên

Thuốc viên cũng cần được sử dụng nếu việc chỉ sử dụng thuốc hít không giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn.

1.5 Thuốc đối vận thụ thể leukotrien (LTRAs)

Chất đối vận thụ thể Leukotriene là những thuốc viên chính được sử dụng để điều trị hen suyễn. Chúng cũng có thể được điều chế dưới dạng siro hoặc bột.

Bạn sử dụng chúng hằng ngày để giúp ngăn chặn các triệu chứng hiện hữu.

Các tác dụng phụ đi kèm có thể bao gồm đau dạ dày và đau đầu.

1.6 Theophylline

Theophylline - Thuốc giãn cơ trơn phế quản cũng có thể được khuyến nghị nếu các sự điều trị khác không cho ra kết quả khả quan. Thuốc nên được uống hằng ngày để giúp ngăn các triệu chứng xuất hiện. Những tác dụng phụ đi kèm bao gồm đau đầu và cảm giác không khỏe.

Có nên pha loãng Thuốc desloratadine dạng siro với nước lọc khi uống?
Thuốc giãn cơ trơn phế quản có thể được sử dụng trong điều trị hen phế quản

1.7 Thuốc viên chứa Steroid

Steroid có thể được khuyến nghị sử dụng nếu những biện pháp khác không ngăn chặn được các triệu chứng hen suyễn.

Thuốc có thể được sử dụng theo 1 trong 2 trường hợp:

  • Như một biện pháp điều trị tức thời khi bạn lên cơn hen
  • Như một biện pháp điều trị lâu dài (hằng ngày) để ngăn các triệu chứng – Biện pháp này chỉ thường cần thiết khi bạn có bệnh hen suyễn nghiêm trọng và thuốc hít không có tác dụng.

Việc sử dụng thuốc steroid thường xuyên và dài lâu có thể mang đến các tác dụng phụ như :

  • Gia tăng cảm giác ngon miệng khiến bạn tăng cân
  • Dễ bị thâm tím da khi va đập nhẹ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Loãng xương
  • Cao huyết áp

Bạn sẽ được theo dõi thường xuyên khi sử dụng thuốc steroid để kiểm tra các biểu hiện bất thường.

2. Các phương pháp điều trị khác

Các biện pháp điều trị chẳng hạn như tiêm hay phẫu thuật thường hiếm khi được dùng đến, nhưng có lẽ sẽ được khuyến nghị nếu các biện pháp khác không cho thấy dấu hiệu khả quan.

2.1 Thuốc tiêm

Đối với những người có bệnh hen suyễn nghiêm trọng, những mũi tiêm định kỳ vài tuần một lần có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Những thuốc tiêm chính cho hen suyễn là:

  • Benralizumab (Fasenra)
  • Omalizumab (Xolair)
  • Mepolizumab (Nucala)
  • Reslizumab (Cinqaero)

Những thuốc tiêm này không phù hợp cho tất cả bệnh nhân hen suyễn và chỉ có thể được kê đơn bởi chuyên gia về hen suyễn.

Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc tiêm là sự khó chịu ở vùng da tại chỗ tiêm.

Thuốc tiêm
Một số loại thuốc tiêm được sử dụng trong điều trị bệnh

2.2 Phẫu thuật

Một thủ thuật được gọi là tái tạo phế quản bằng nhiệt có thể được khuyến nghị sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn nghiêm trọng. Thủ thuật này hiệu quả và không có vấn đề đáng quan ngại về sự an toàn của nó.Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình tái tạo phế quản bằng nhiệt diễn ra. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách cho một đoạn ống luồn qua cổ họng và vào trong phổi của bạn. Nhiệt độ được sử dụng sau đó để đốt nóng các cơ xung quanh phế quản nhằm ngăn chúng thu hẹp lại và gây ra các triệu chứng hen suyễn.

2.3 Trị liệu bổ sung

Một vài liệu pháp thay thế đã được gợi ý sử dụng như là những biện pháp khả quan cho hen suyễn, bao gồm:

  • Luyện tập hô hấp – bằng những kĩ thuật thở được gọi là phương pháp Papworth phương pháp Buteyko.
  • Đông y.
  • Châm cứu.
  • Máy tạo ion âm – một thiết bị sử dụng dòng điện để ion hóa các phân tử không khí.
  • Các biện pháp trị liệu chẳng hạn như trị liệu thần kinh cột sống.
  • Vi lượng đồng căn liệu pháp.
  • Thực phẩm chức năng.

Có rất ít bằng chứng về việc một số những biện pháp trên có hữu hiệu hay không.

Có một vài bằng chứng rằng các bài luyện tập thở có thể cải thiện các triệu chứng và làm giảm sự cần thiết của thuốc uống ở một số người bệnh, nhưng các bài luyện tập thở này không được thay thế cho việc dùng thuốc.

3. Hen suyễn do nghề nghiệp

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc hen nghề nghiệp, khi mà chứng hen suyễn của bạn có liên quan đến công việc, bạn nên thăm khám với chuyên gia hô hấp để xác nhận chẩn đoán.

Người thuê lao động phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ bạn khỏi những nguyên nhân gây bệnh hen suyễn do nghề nghiệp. Đôi khi việc này có thể:

  • Thay thế hoặc chuyển dời chất kích phát bệnh hen suyễn cho bạn ra khỏi nơi làm việc.
  • Thuyên chuyển công việc của bạn trong cùng một công ty.
  • Cung cấp cho bạn đồ bảo hộ đường hô hấp.
Đeo khẩu trang N95
Sử dụng đồ bảo hộ đường hô hấp là điều cần thiết đối với người hen nghề nghiệp

Điều bạn nên làm

Người bệnh nên lập và viết ra một bảng kế hoạch điều trị với sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, với các thông tin hướng dẫn được thiết kế phù hợp với những nhu cầu riêng của bản thân người bệnh. Bảng kế hoạch này cũng giúp người bệnh nắm rõ 3 bước quan trọng để kiểm soát tốt hen suyễn và ngừa cơn hen, cũng là hồ sơ bệnh để theo dõi về sau.Những triệu chứng của hen suyễn và mức độ nghiêm trọng luôn luôn thay đổi. Theo đúng kế hoạch sẽ giúp bạn tránh những cơn hen và giảm thiểu đến mức tối đa sự gián đoạn gây ra bởi các triệu chứng hen suyễn. Gặp bác sĩ thường xuyên để đánh giá tình trạng liệu pháp của bạn. Mang theo nhật ký các cơn hen và kế hoạch hành động để đánh giá chúng cùng với bác sĩ và thay đổi kế hoạch điều trị nếu cần.

  • Nếu như bạn vẫn đang có những phiền phức với các triệu chứng kể cả khi đã theo đúng kế hoạch, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc tăng hay thay đổi các phương pháp trị liệu.
  • Nếu việc trị liệu hen suyễn được kiểm soát tốt, bạn có thể giảm liều và loại điều trị
  • Nếu sự dị ứng của bạn bùng phát theo mùa, phương pháp điều trị hen suyễn có thể cần được gia tăng vào những khoảng thời gian nhất định trong năm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, nhs.uk, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

669 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan