Cafein: Gây nghiện, mất ngủ, ảnh hưởng khi mang thai

Cafein là một trong những chất kích thích được sử dụng phổ biến hiện nay và là nguyên nhân gây ra các đặc tính gây nghiện của cà phê. Cafein có trong các sản phẩm như cafe, soda và một số loại thức uống khác... Cùng tìm hiểu rõ hơn về chất kích thích này thông qua bài viết dưới đây.

1. Cafein là gì?

Cafein là một chất hóa học kích thích tự nhiên thường được tìm thấy trong cà phê, ca cao hay cây trà. Chất này hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi bên cạnh đó, cafein cũng đem tới không ít tác động tiêu cực cho sức khỏe người dùng.

2. Tác hại của cafein

2.1 Cafein gây nghiện

Cũng như các chất gây nghiện khác, caffeine có thể trở thành một chất gây nghiện. Đó là bởi vì tiêu thụ caffeine thường xuyên, bền vững có thể dẫn đến những thay đổi trong hóa học của não bộ của bạn.

Chẳng hạn, các tế bào não có thể bắt đầu sản xuất nhiều thụ thể adenosine như một cách bù đắp cho những tế bào bị chặn bởi cafein. Đổi lại, lượng thụ thể cao hơn đòi hỏi bạn phải tiêu thụ một lượng caffeine cao hơn để đạt được đủ lượng nhằm "sửa chữa caffeine" tương tự. Điều này giải thích lý do tại sao những người uống cà phê thường xuyên sẽ ngày càng trở nên nghiện cà phê.

Cà phê có thể kích hoạt cơn đau tim?
Caffeine dẫn đến thay đổi hóa học trong bộ não nên có khả năng gây nghiện

Mặt khác, việc đột ngột cắt đứt nguồn cung cấp caffeine sẽ khiến não có rất nhiều thụ thể để adenosine liên kết. Điều này có thể tạo ra cảm giác rất mệt mỏi. Những người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ trải qua những thay đổi về não bộ và trở nên phụ thuộc vào caffeine.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ mất bao lâu để cơ thể và não bộ bạn thích nghi với một lượng caffeine hàng ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu bạn cai nghiện cafein, có thể xuất hiện một số triệu chứng như thiếu tập trung, buồn ngủ, khó chịu sau ít nhất là 12-24 giờ khi sử dụng lượng cafein cuối cùng. Tình trạng này có thể kéo dài đến 9 ngày.

Ngoài ra, các dấu hiệu này cũng có thể là kết quả của việc giảm liều lượng caffeine hàng ngày mà bạn tiêu thụ xuống chỉ còn 100 mg - tương đương với một tách cà phê mỗi ngày. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường đạt đến đỉnh điểm trong hai ngày đầu tiên và giảm dần sau đó.

2.2 Cafein gây mất ngủ

Cơ thể có thể hấp thụ và loại bỏ caffeine một cách nhanh chóng. Chúng sẽ được xử lý chủ yếu qua gan, một số caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể trong vài giờ. Đối với phần lớn những người sử dụng cà phê, dùng một hoặc hai tách cà phê vào buổi sáng không cản trở giấc ngủ vào ban đêm.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine vào cuối ngày có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Đa số mọi người sẽ không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu không tiêu thụ cafein ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Độ nhạy của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào quá trình trao đổi chất và lượng cafein mà bạn thường xuyên nhận được. Những người nhạy cảm hơn với cafein có thể không chỉ bị mất ngủ mà còn gặp tác dụng phụ của caffeine gây căng thẳng và rối loạn tiêu hóa.

Mất ngủ
Caffeine có thể gây căng thẳng mất ngủ nếu sử dụng vào cuối ngày

2.3 Cafein gây ảnh hưởng khi mang thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ một lượng cafein vừa phải (một tách cà phê mỗi ngày) không gây ảnh hưởng cho sản phụ.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiêu thụ một lượng cao hơn 200mg cafein có thể khiến các sản phụ có nguy cơ sảy thai cao hơn, đồng thời có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Gây khó khăn khi thụ thai
  • Sẩy thai
  • Dị tật bẩm sinh
  • Sinh non

Đối với phụ nữ mang thai và những người đang cố gắng mang thai nên tiêu thụ ít hơn 200mg cafein mỗi ngày.

Ngoài ra cafein còn gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Caffeine làm tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch. Một lượng vừa phải caffeine hàng ngày - khoảng 300mg, hoặc ba tách cà phê, dường như không gây hại đối với hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng của nó, bao gồm những người bị tăng huyết áp hoặc lớn tuổi.

Ở mức cao (hơn 744 miligam / ngày), caffeine có thể làm tăng nguy cơ mất canxi và magiê trong nước tiểu. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy nó không làm tăng nguy cơ mất xương, đặc biệt là nếu cơ thể bạn nhận đủ canxi. Bạn có thể bù lượng canxi đã mất từ ​​việc uống một tách cà phê bằng cách thêm hai muỗng sữa. Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác động của caffeine lên chuyển hóa canxi.

Nhịp tim và huyết áp tăng nhẹ một cách tạm thời thường xảy ra phổ biến ở những người nhạy cảm với caffeine.

Băng huyết sau sinh dẫn tới huyết áp thấp phải làm sao
Caffeine có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp

3. Lợi ích của cafein

Caffeine có một số lợi ích sức khỏe đã được các nghiên cứu chứng minh. Một nghiên cứu ở Pháp thậm chí còn cho thấy sự suy giảm khả năng nhận thức chậm hơn ở những phụ nữ tiêu thụ caffeine.

Những lợi ích khác có thể bao gồm giảm tình trạng đau đầu. Một số bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn sử dụng cafein cũng đem lại một số lợi ích nhất định.

Ngoài ra, không giống như hầu hết các chất gây nghiện khác, tiêu thụ cà phê có chứa caffeine có thể mang tới những lợi ích nhất định đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Cải thiện chức năng não: Uống cà phê thường xuyên có thể cải thiện sự tỉnh táo. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh AlzheimerParkinson
  • Cải thiện tâm trạng: nguy cơ trầm cảm và tự tử thấp hơn ở những người thường xuyên sử dụng cà phê hoặc cafein.
  • Tăng cường trao đổi chất của bạn: Tiêu thụ caffeine hàng ngày có thể làm tăng sự trao đổi chất của bạn lên đến 11% và đốt cháy chất béo lên đến 13%
  • Tăng cường hiệu suất tập thể dục: Caffeine có thể tăng khả năng chịu đựng sự mệt mỏi, cải thiện hiệu suất tập thể dục và làm cho việc tập luyện của bạn cảm thấy dễ dàng hơn
  • Chống lại bệnh tim và tiểu đường: Thường xuyên dùng đồ uống chứa caffein như cà phê và trà có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 ở một số người.

Mặc dù cafein có đem lại một số lợi ích nhất định, nhưng tiêu thụ lượng cafein cao có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận rõ ràng về cả lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của nó.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan