Có phải ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Mặc dù ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng có rất nhiều yếu tố khác cùng nhau tác động gây ra bệnh tiểu đường như chế độ ăn uống, lối sống và di truyền cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

1. Đường là gì?

Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau quả (fructose) và thực phẩm từ sữa (lactose). Đường cũng được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn hoặc khi người nội trợ chế biến thực phẩm và bỏ thêm nguyên liệu đường vào món ăn. Những loại đường được thêm vào này được gọi là đường tự do (free sugar) và chúng cũng có trong nước ép trái cây nguyên chất, sinh tố, xi-rô và mật ong. Do đó, các nghiên cứu đều tập trung vào việc đường tự do này ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, trong đó có phải đường tự do là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Các loại đường tự do bao gồm:

  • Đường mà chúng ta thêm vào đồ uống hoặc ngũ cốc ăn sáng
  • Đường cát dùng trong làm bánh
  • Đường có trong nước sốt, bữa ăn chế biến sẵn, bánh và đồ uống
  • Mật ong và si-rô, như si-rô vàng hoặc si-rô cây thùa
  • Nước ép trái cây tự nhiên có cho thêm đường
  • Sinh tố.
Đường trắng
Đường được sử dụng hằng ngày

2. Đường có phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Có hai loại tiểu đường chính là tiểu đường type 1tiểu đường type 2.

  • Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch của người bệnh phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của chính người bệnh, khiến cơ thể không thể tự sản xuất insulin và làm tăng hàm lượng glucose trong máu. Tuy nhiên nguyên nhân khiến tế bào beta bị phá hủy thì vẫn chưa được giải đáp. Có nhiều giả thiết cho rằng có thể do gen, virus gây ra. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, ăn nhiều đường hoặc do lối sống không dẫn tới bệnh tiểu đường type 1.
  • Với bệnh tiểu đường type 2, mặc dù chúng ta biết rằng đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường nếu bạn ăn nhiều đường và các thực phẩm có chứa nhiều đường do sẽ dẫn tới thừa cân. Vì vậy, bạn có thể thấy nếu ăn quá nhiều đường làm bạn tăng cân, thì bạn đang tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng bệnh tiểu đường type 2 rất phức tạp và đường không phải là lý do duy nhất khiến bệnh này phát triển mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như lối sống, chế độ dinh dưỡng và luyện tập. ngoài ra, đồ uống có đường như nước ngọt đóng chai có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và nhưng lại không làm tăng cân.
Tiểu đường
Sử dụng đường quá mức có thể gây ra bệnh lý tiểu đường

3. Nên ăn bao nhiêu đường?

Tất cả chúng ta nên cắt giảm lượng đường tự do và lượng tối đa được khuyến nghị hàng ngày là 30g cho người lớn tương đương với bảy muỗng cà phê mỗi ngày. Ví dụ một muỗng sốt cà chua chứa khoảng một muỗng cà phê đường, một chiếc bánh quy sô cô la là hai muỗng cà phê đường.

4. Làm thế nào để có thể giảm lượng đường tiêu thụ?

Những thay đổi nhỏ có thể giúp bạn làm giảm đáng kể lượng đường tự do trong chế độ ăn uống của bạn và gia đình như:

  • Thay vì ăn thanh sô cô la, đồ ngọt, bánh ngọt và bánh quy, hãy chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn như sữa chua không đường, các loại hạt không ướp muối, trái cây và rau quả. Ví dụ, hãy thử sữa chua tự nhiên trộn với trái cây xắt nhỏ hoặc một nắm nhỏ các loại hạt.
  • Giảm lượng đường sử dụng trong công thức chế biến món ăn.
  • Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường.
  • Nếu bạn thích uống các đồ uống có đường, hãy chọn đồ uống có ga mà không có đường. Hoặc uống nước có hương liệu tự nhiên, như bạc hà hoặc chanh thái lát. Đồ uống có đường được sử dụng trong trường hợp hạ đường huyết.
  • Thay vì ăn ngoài, bạn hãy cố gắng thường xuyên tự nấu ăn để đảm bảo bạn biết chắc chắn về lượng đường trong thực phẩm.
  • Chú ý đến các loại thực phẩm giảm chất béo do các loại thực phẩm này có nhiều đường hơn do nhà sản xuất thêm đường để bù lại cho mùi vị và kết cấu của sản phẩm bị thay đổi do chất béo bị loại bỏ hoặc giảm.
  • Để xem liệu một sản phẩm có nhiều đường tự do hay không, bạn hãy nhìn vào nhãn có chứa danh sách các thành phần và nhìn thành phần chiếm nhiều nhất đầu tiên. Vì vậy, nếu đường hoặc si-rô được liệt kê trong vài thành phần đầu tiên, thì sản phẩm đó sẽ chứa tỷ lệ đường cao.
SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Định kỳ kiểm tra sức khỏe, giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý tiểu đường

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: diabetes.org.uk,

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Meyerverin
    Công dụng thuốc Meyerverin

    Meyerverin thuộc nhóm thuốc Hormon, nội tiết tố, có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc vào insulin ở người lớn hoặc những người khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát được ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • hạ đường huyết sau ăn
    Người hạ đường huyết nên ăn uống thế nào?

    Mẹ em bị hạ đường huyết khi đo thì tầm 40 đến 60. Sáng mẹ em dậy ăn sáng rồi uống thuốc thế vẫn hạ. Đến chiều đo thì tăng lên hơn 120. Vậy bác sĩ cho em hỏi người ...

    Đọc thêm
  • thuốc Romylita
    Công dụng thuốc Romylita

    Romylita thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết, được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Romylita sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và ...

    Đọc thêm
  • ozaform 500
    Công dụng thuốc Ozaform 500

    Thuốc Ozaform 500 được chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt là ở bệnh nhân thừa cân khi chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đơn thuần không kiểm soát được đường huyết. ...

    Đọc thêm
  • Davilite
    Công dụng thuốc Davilite

    Davilite là thuốc kê đơn, dùng theo hướng dẫn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Davilite sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm