Đặc điểm bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường ruột, trong đó bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia là một trong những trường hợp phổ biến nhất.

1. Bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia là gì?

Bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia là một dạng bệnh nhiễm trùng đường ruột do bệnh nhân bị nhiễm Giardia lamblia. Tại Mỹ, bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia được ghi nhận là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất, đặc biệt tại tiểu bang Oklahoma có đến hơn hai trăm trường hợp bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia được báo cáo mỗi năm.

Giardia lamblia gây bệnh viêm ruột là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi, chúng thường kí sinh ở phần đầu ruột non. Sức đề kháng của Giardia lamblia khá tốt, xử lý nước bằng Clo hoặc ozon ở nồng độ thông thường sẽ không diệt được loại nha bào, tuy nhiên chúng có thể dễ dàng bị tiêu diệt khi đun sôi.

Bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia có thể bị nhiễm ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên nguy cơ nhiễm bệnh trẻ em thường cao hơn người lớn. Bệnh được ghi nhận nhiều nhất ở bệnh viện, nhà tù, trường học và đặc biệt là trường mầm non.

viêm ruột thừa
Viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia thường xảy ra ở trẻ em

2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia

Đa số người nhiễm bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia thường không có triệu chứng lâm sàng. Một số trường hợp có triệu chứng lâm sàng thì lại khá giống với hội chứng lỵ. Với những ca bệnh nặng hơn thì có thể có tổn thương ở niêm mạc của tá tràng và hỗng tràng, tuy nhiên trường hợp này thường rất hiếm gặp.

Thời gian ủ bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia thường kéo dài từ 1-3 tuần. Người bệnh sẽ mang kén nhưng không có biểu hiện ra bên ngoài, bệnh khởi phát từ từ hoặc cấp tính. Trường hợp cấp tính, tiến triển của bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng, từ vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên bệnh sẽ tự khỏi, và bệnh nhân vẫn thải kén kéo dài sau đó.

Ở một số trường hợp khác thì bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia có thể trở thành mạn tính và tiến triển trong nhiều năm. Cả hai trường hợp cấp tính và mạn tính thì tình trạng của bệnh đều diễn ra từ nhẹ tới nặng.

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng:

  • Phân nát và nhiều, đi tiểu một lần/ngày.
  • Số lần đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng hơn. Phân có thể chứa nhầy nhưng thường không có máu và mủ.
  • Phân của người bệnh thường có bọt, nặng mùi, và nhờn.
  • Sụt cân và mệt mỏi.
  • Trẻ em chậm lớn và chậm phát triển.
  • Cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, ợ, đầy hơi và trướng bụng.
  • Một số trường hợp ít gặp hơn là sốt nhẹ, đau đầu, nổi mụn sẩn, đau khớp, đau cơ,...
Táo bón kéo dài ở trẻ
Người bị viêm ruột sẽ đi ngoài nhiều hơn kèm theo phân bất thường

3. Chẩn đoán bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia như thế nào?

Thông thường bệnh nhân sẽ được chẩn đoán xác định bằng các phương pháp như soi phân, dịch hút tá tràng hoặc niêm mạc ruột non. Nếu kết quả sinh thiết thấy nang trùng hoặc thể tư dưỡng của ký sinh trùng thì có thể xác định bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia.

Bên cạnh đó, để chắc chắn cho kết quả thăm khám, bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự như Lỵ amip, viêm đại tràng mạn để có được kết quả chính xác nhất.

4. Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia

Điều trị bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia không chỉ cần tiến hành với những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh mà cũng cần tiến hành trên những bệnh nhân không có triệu chứng, vì những người này có thể là nguyên nhân lây truyền bệnh cho những người xung quanh.

Tuy nhiên với những trường hợp nhiễm bệnh mà không triệu chứng thì có thể chờ đợi vài tuần sau đó mới tiến hành điều trị, nếu bệnh có thể tự khỏi thì bệnh nhân không cần tiến hành điều trị nữa.

Trẻ được bác sĩ khám sàng lọc trước khi tiêm phòng
Cần điều trị viêm ruột với những người bệnh có triệu chứng và chưa có triệu chứng

Với những trường hợp bệnh nhẹ thì sẽ được tiến hành điều trị bằng một trong những loại thuốc sau:

  • Diloxanide (500mg/viên): uống 1 viên/lần, ngày uống 3 lần và điều trị trong 10 ngày.
  • Paromomycin (500mg/viên): uống 1 viên/lần, ngày uống 3 lần và điều trị trong 10 ngày.

Còn với những trường hợp bệnh nặng thì sẽ có phương pháp điều trị bằng thuốc khác là:

  • Metronidazole (Flagyl, Klion): 750mg/lần, ngày uống 3 lần và uống từ 5-10 ngày. Với trẻ em thì dùng 40-50mg/kg và chia thành 4 lần một ngày. Sau đợt điều trị này thì cần uống một đợt 20 ngày Diiodohydroxyquin để loại trừ hoàn toàn mầm bệnh trong ruột.
  • Tinidazole (Tindamax): 500mg/lần, ngày uống 4 lần sau bữa ăn và dùng trong 3 ngày.
  • Dehydroemetin: có hiệu quả như metronidazole, nhưng lại có độc cho tim. Vì vậy chỉ sử dụng 1 - 1,5 mg/kg /ngày bằng hình thức tiêm bắp trong 5 - 10 ngày.
  • Chloroquine: có hiệu quả thấp hơn các loại thuốc phía trên, sử dụng 200mg/lần, một ngày uống 3 lần và sử dụng trong vòng 2 ngày. Sau đó, uống 200 mg/ngày trong 2-3 tuần để loại bỏ tận gốc mầm bệnh. Với trẻ em chỉ được sử dụng 10 mg/kg/ngày và tối đa là 300 mg/ngày.

Khi kết thúc điều trị bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm lại phân từ hai mẫu trở lên, các lần xét nghiệm cần cách nhau một tuần. Lưu ý, không có loại thuốc nào thực sự an toàn cho thai phụ, nhưng nếu bệnh nặng thì vẫn cần phải tiến hành điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan