Đánh giá sắt huyết thanh trong khám sức khỏe tổng quát

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sắt trong máu đóng một vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe của con người. Nếu định lượng sắt trong máu nằm ngoài mức bình thường thì cơ thể có khả năng mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu thiếu sắt và những bệnh lý huyết học khác. Vì vậy, những xét nghiệm đánh giá yếu tố sắt trong máu là vô cùng cần thiết để có thể xác định được tình trạng bệnh lý trên bệnh nhân.

1. Đánh giá yếu tố sắt trong máu

Để có thể đánh giá sắt huyết thanh một cách chính xác và đầy đủ thì bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại xét nghiệm cận lâm sàng khảo sát những vấn đề liên quan đến sắt như định lượng sắt trong máu, sự vận chuyển sắt trong máu, lượng sắt được dự trữ ở một số mô cơ quan... Các xét nghiệm đánh giá yếu tố sắt trong máu bao gồm:

* Xét nghiệm sắt huyết thanh: là xét nghiệm được thực hiện để định lượng sắt trong máu người bệnh, gồm sắt tự do, sắt dự trữ dưới dạng Ferritin và sắt vận chuyển.

Giá trị sắt huyết thanh bình thường:

  • Nam: 70 - 175 mcg / dL hoặc 12,5 - 31,3 mcmol / L.
  • Nữ: 50 - 150 mcg / dL hoặc 8,9 – 26,8 mcmol / L.
  • Trẻ em: 50 - 120 mcg / dL hoặc 9.0 - 21,5 mcmol / L.

Các khoảng tham chiếu tùy thuộc vào từng thiết bị xét nghiệm, nên có thể sẽ có sự xê dịch tương đối về khoảng thông số.

* Tổng khả năng liên kết sắt (TIBC): là xét nghiệm đo được khả năng liên kết sắt toàn phần của cơ thể bằng cách khảo sát những protein trong máu liên kết với sắt, trong đó có Transferrin là một protein gắn với sắt chủ yếu trong cơ thể.

Giá trị bình thường: Nam và nữ: 250 - 450 mcg / dL hoặc 45 - 76 mcmol / L.

* UIBC: là xét nghiệm khảo sát được khả năng liên kết với sắt không bão hòa, hay nói cách khác là khả năng gắn sắt dự phòng của protein Transferrin chưa bão hòa. UIBC được tính bằng công thức UIBC = TIBC – lượng sắt huyết thanh.

* Độ bão hòa Transferrin %: là một công thức tính toán để đưa ra tỷ lệ % Transferrin bão hòa với sắt.

Giá trị bình thường:

  • Nam: 10% - 50%.
  • Nữ: 15% - 50%

* Ferritin huyết thanh: là xét nghiệm cho biết được sắt được dự trữ trong cơ thể dưới dạng Ferritin trong cơ thể.

* Thụ thể Transferrin: là xét nghiệm cho biết lượng protein vận chuyển Transferrin có khả năng vận chuyển sắt cũng như những tế bào trong cơ thể. Loại xét nghiệm này có thể được thực hiện để chẩn đoán bệnh lý thiếu máu thiếu sắt cũng như phân biệt thiếu máu với một số tình trạng bệnh lý khác.

Giá trị cao và thấp của các chỉ số xét nghiệm đánh giá

Các giá trị của sắt huyết thanh, tổng khả năng liên kết sắt (TIBC) và độ bão hòa transferrin được sử dụng để xem liệu một lượng sắt thấp trong cơ thể là do thiếu máu do thiếu sắt hay tình trạng khác. Các giá trị cũng được sử dụng để xem liệu một lượng sắt cao là do bệnh hemochromatosis hoặc một tình trạng khác.

Các vấn đề khác ảnh hưởng đến mức bão hòa sắt, TIBC và transferrin bao gồm:

  • Thiếu máu tán huyết. Điều này gây ra một lượng thấp huyết sắc tố mang oxy được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Các mức độ sắt thường là bình thường.
  • Bệnh thalassemia. Đây là một rối loạn máu trong gia đình (di truyền). Nó thay đổi cách cơ thể tạo ra huyết sắc tố. Nồng độ sắt thường là bình thường, nhưng nồng độ ferritin có thể cao nếu người đó đã truyền máu nhiều.
  • Xơ gan. Đây là tình trạng xảy ra khi viêm và sẹo làm hỏng gan.
  • Nhiễm độc chì. Điều này phát triển từ nhiều tháng hoặc nhiều năm tiếp xúc với một lượng nhỏ chì trong môi trường.
  • Thiếu máu thiếu sắt. Điều này xảy ra khi nồng độ sắt thấp gây ra một lượng huyết sắc tố mang oxy thấp trong các tế bào hồng cầu. Nồng độ sắt thấp, độ bão hòa transferrin cao và mức ferritin thấp.
  • Viêm khớp dạng thấp. Dạng viêm khớp này làm viêm màng hoặc mô lót khớp.
  • Sử dụng quá nhiều chất bổ sung sắt.
  • Sự chảy máu.
  • Suy thận.
  • Nhiễm trùng nặng.

Ngoài những xét nghiệm chính để đánh giá sắt huyết thanh như trên, một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện kèm theo như Hemoglobin và Hematocrit trong máu, số lượng hồng cầu lưới, kẽm– Protoporphyrin, xét nghiệm gen HFE... để góp phần khảo sát yếu tố sắt trong cơ thể.

=>> Xem thêm: Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu

Sắt
Sắt có mặt ở nhiều tạng trong cơ thể con người với nhiều vai trò khác nhau

2. Thiếu máu thiếu sắt

Những xét nghiệm đánh giá yếu tố sắt trong máu sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định khi bệnh nhân có một số triệu chứng nghi ngờ mắc phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt hoặc những bệnh lý về quá tải sắt. Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài
  • Chóng mặt
  • Ốm yếu
  • Nhức đầu
  • Đau ngực
  • Nhận thức kém

Nếu bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt thì khi thực hiện xét nghiệm định lượng sắt trong máu sẽ cho kết quả lượng sắt huyết thanh giảm, Transferrin hoặc TIBC tăng lên, UIBC tăng lên, độ bão hòa Transferrin % sẽ có xu hướng giảm, đồng thời sắt dự trữ dưới dạng Ferritin cũng sẽ giảm và thụ thể Transferrin sẽ tăng lên. Trong giai đoạn nhẹ của bệnh thì lượng sắt dự trữ sẽ giảm dần dần, cho thấy sắt trong cơ thể vẫn có thể tham gia vào một số hoạt động cần thiết nhưng khi cần một sự thay thế hoặc bổ sung từ lượng sắt dự trữ thì cơ thể sẽ không có khả năng đáp ứng đủ. Nếu tình trạng thiếu máu thiếu sắt tiến triển nặng hơn thì sắt huyết thanh sẽ giảm cũng như độ bão hòa Transferrin % sẽ giảm dưới mức 20%, trong khi đó Transferrin và TIBC sẽ tăng lên.

Kết quả là số lượng hồng cầu được sản xuất sẽ giảm dần, thể tích hồng cầu cũng nhỏ hơn do thiếu hụt lượng Hemoglobin cần thiết và gây nên những triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt.

Khi bệnh nhân có bất cừ dấu hiệu nào của tình trạng thiếu máu thiếu sắt hoặc những bệnh lý khác liên quan đến rối loạn về sắt và chuyển hóa sắt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thực hiện một số xét nghiệm định lượng sắt trong máu, từ đó có những chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.

Xem thêm: Nên ăn gì bổ sung sắt cho người thiếu máu thiếu sắt?

SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe định kỳ, giúp người bệnh được kiếm tra sức khỏe tổng quát

Vinmec xây dựng các Gói kiểm tra sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu riêng của khách hàng với khả năng sàng lọc và sử dụng công nghệ y học tiên tiến để kịp thời phát hiện các bệnh đang gia tăng và được coi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam hiện nay như: Đột quỵ, ung thư, bệnh lý hô hấp, đái tháo đường; các bệnh lý hay gặp như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline bệnh viện để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan