Đau bụng cấp tính và mãn tính có thể cảnh báo bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hầu như tất cả mọi người đều từng ít nhất một lần bị đau bụng. Tại sao triệu chứng này lại phổ biến như vậy? Bởi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra triệu chứng này, đau bụng có thể do nguyên nhân từ các tạng trong ổ bụng, nhưng cũng có khi do các tổn thương ở cơ quan khác ngoài bụng.

1. Nguyên nhân gây đau bụng là gì?

Hầu hết tất cả chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần đau bụng trong đời. Có thể chỉ là cơn đau bụng thoáng qua, đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội; cơn đau có thể là cấp tính kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, hoặc là cơn đau mạn tĩnh trong vài tuần cho đến vài tháng, thậm chí là vài năm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, một số nguyên nhân thường gặp như đau do căng cơ, đau bụng đầy hơi, khó tiêu thì thường không nghiêm trọng, nhưng cũng có những trường hợp đau bụng cần phải xử trí cấp cứu hoặc cần được theo dõi.

Khi nói tới đau bụng, chúng ta cần chú ý tới nhiều tính chất của cơn đau như cường độ đau, đau âm ỉ hay đau dữ dội, đau thành cơn hay đau liên tục, cơn đau xuất hiện có liên quan đến yếu tố ăn uống không, và đặc biệt là thời gian đau. Thời gian đau bụng có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau. Dựa trên tính chất này, chúng ta chia đau bụng thành hai nhóm chính:

  • Đau bụng cấp tính: đau bụng xuất hiện, kéo dài và thường hết trong vài giờ cho đến vài ngày.
  • Đau bụng mạn tính: cơn đau có thể ngắt quãng, xuất hiện rồi mất và lặp lại hàng tuần cho đến hàng tháng và thậm chí là hàng năm. Một số trường hợp còn gây ra các cơn đau bụng kịch phát.
đau bụng mãn tính
Có thể chẩn đoán nguyên nhân dựa vào thời gian đau bụng

1.1. Nguyên nhân gây đau bụng cấp tính

Đau bụng cấp tính thường kết hợp với các triệu chứng khác của bệnh, cơn đau kéo dài vài giờ cho đến vài ngày. Mức độ nghiêm trọng của các căn bệnh này là khác nhau, có bệnh nhẹ không cần điều trị gì đặc biệt cho đến những căn bệnh rất nặng cần phải xử trí cấp cứu ngay. Dưới đây là một số bệnh có triệu chứng đau bụng mà chúng ta cần lưu ý:

1.2. Nguyên nhân gây đau bụng mạn tính

Nguyên nhân gây đau bụng mạn tính thường là các bệnh phức tạp và khó phát hiện hơn. Triệu chứng đau bụng của các căn bệnh này cũng rất đa dạng từ những cơn đau nhẹ cho đến đau dữ dội, đau từng hồi, cơn đau xuất hiện rồi mất hoặc cũng có khi bùng phát thành cơn đau dữ dội. Các bệnh lý có thể gây đau bụng mạn tính đó là:

căng cơ bụng
Tập luyện thể thao quá sức dẫn đến căng cơ bụng

2. Khi nào cần đi khám?

2.1. Trường hợp khám cấp cứu

Trong các trường hợp sau đây, bạn cần phải gọi cấp cứu 115 ngay hoặc nhờ người đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất khi bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Trước đó bị chấn thương như sau tai nạn.
  • Đau hoặc tức nặng ngực.
  • Đau bụng rất dữ dội, không thể nằm yên, không có tư thế nào để giảm đau.
  • Tăng cảm giác đau khi chạm vào bụng.
  • Sốt.
  • Đi ngoài phân có máu.
  • Chướng bụng.
  • Buồn nôn và nôn kéo dài.
  • Da vàng.
  • Sụt cân.

2.2. Trường hợp khám theo lịch hẹn

Trong trường hợp cơn đau bụng của bạn không nằm trong nhóm trên, nhưng nó vẫn khiến bạn lo lắng hoặc cơn đau kéo dài vài ngày chưa hết thì bạn hãy gọi điện đến bệnh viện để hẹn lịch khám.

Trong quá trình chờ đi khám, bạn hãy thử tìm cách làm giảm bớt các cơn đau bụng của bạn như:

  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ nếu như bạn bị đau bụng kèm theo đầy bụng, khó tiêu.
  • Tránh các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Aspirin,.. vì các loại thuốc này khiến cho dạ dày của bạn bị kích ứng và có thể làm bạn bị đau bụng nhiều hơn.

Trên đây là những căn bệnh có thể gây đau bụng cấp tính hay đau bụng mạn tính. Các bạn hãy lưu ý để biết cách xử lý đúng và kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan