Đau dây thần kinh sinh ba

Bài viết được viết bởi ThS, BS Nguyễn Văn Thái, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là đau dây thần kinh tam thoa gây ra các cơn đau kịch phát một bên mặt. Tần số có thể từ ít lần đến hàng trăm lần/ ngày và thường kèm theo sự co thắt vùng mặt. Cơn đau có thể tự phát không yếu tố khêu gợi, hoặc liên quan các yếu tố triggers khi kích thích vùng mặt hay trong miệng (các vùng triggers).

1. Đại cương

  • Đại cương
  • Tỉ lệ mắc mới hàng năm khoảng 4.3/100.000 dân, ưu thế nữ so nam.
  • Độ tuổi điển hình mắc bệnh 60-70 tuổi, ít ghi nhận trước 40 tuổi.
  • Hầu hết các trường hợp ghi nhận rải rác, tuy vậy có ghi nhận một số có tính gia đình.
  • Một số thoái lui tự phát, nhưng đa số tình trạng tồn tại.
  • Phân loại bao gồm:
    • Đau thần kinh sinh ba thể kinh điển (còn gọi là đau thần kinh sinh ba vô căn) chiếm trên 85% các trường hợp.
    • Bệnh lý đau thần kinh sinh ba triệu chứng: chiếm tỉ lệ thấp (với sự hiện diện tổn thương nền, nguyên nhân không do xung đột thần kinh-mạch máu).

2. Nguyên nhân - cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên trong đau thần kinh sinh ba vô căn ghi nhận có sự mất myelin thứ phát do xung đột thần kinh-mạch máu, chèn ép mạch máu của thần kinh sinh ba tại góc cầu tiểu não hoặc trong trường hợp không xác định nguyên nhân. Các xung động lạc chỗ được truyền từ sợi không đau sang sợi đau. Ngoài ra trên bệnh nhân đau thần kinh sinh ba cũng ghi nhận góc cầu não - thần kinh sinh ba nhọn hơn bình thường và teo dây thần kinh xảy ra sau đó.

Khác biệt với đau thần kinh sinh ba thể kinh điển, trong đau thần kinh sinh ba triệu chứng ghi nhận các bất thường có thể như tổn thương chiếm chỗ góc cầu tiểu não, u tại vị trí rễ thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, chèn ép xương, nhồi máu não nhỏ vùng cầu não và hành tủy.

Mất myelin thứ phát là nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba
Mất myelin thứ phát là nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba

3. Triệu chứng lâm sàng

Đặc trưng bởi cơn đau kịch phát một bên mặt, đau nhói mức độ nặng, kéo dài từ 1 giây đến 2 phút liên quan phân bố cảm giác dây V. Tần số có thể từ ít lần đến hàng trăm lần/ ngày và thường kèm theo sự co thắt vùng mặt. Cơn đau có thể tự phát không yếu tố khêu gợi, hoặc liên quan các yếu tố triggers khi kích thích vùng mặt hay trong miệng (các vùng triggers). Các yếu tố triggers điển hình thường gặp như nói chuyện, cười, nhai, chải răng, cạo râu cạo mặt, tiếp xúc gió, trang điểm. Bên nửa mặt phải thường ghi nhận hơn nửa bên mặt trái (tỉ lệ 1.5:1). Nhánh thường gặp nhất là nhánh hàm trên, nhánh mắt ít gặp nhất.

4. Phác đồ điều trị

4.1 Mục tiêu và nguyên tắc điều trị

Mục tiêu:

  • Kiểm soát đau và đạt thoái lui cơn đau hoàn toàn
  • Cân bằng kiểm soát bệnh-tác dụng phụ thuốc

Nguyên tắc:

  • Điều trị nội khoa: tất cả trường hợp mới được chẩn đoán đau thần kinh sinh ba thể kinh điển, đáp ứng hạn chế đối với đau thần kinh sinh ba triệu chứng.
  • Phẫu thuật:

+ Xem xét khi không đáp ứng điều trị nội khoa, hoặc không thể dung

nạp thuốc do tác dụng phụ trầm trọng đối với đau thần kinh sinh ba vô căn

+ Phẫu thuật điều trị nguyên nhân đối với đau thần kinh sinh ba triệu chứng.

Phẫu thuật được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba
Phẫu thuật được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba

4.2 Điều trị nội khoa

Các loại thuốc điều trị hàng đầu

  • Carbamazepine: Thuốc điều trị hàng đầu trong đau thần kinh sinh ba thể kinh điển. Liều 100-2400 mg/ ngày
  • Oxcarbazepine: Liều 600-1800mg/ ngày
  • Baclofen: Liều 10-80 mg/ ngày
  • Phenytoin: Liều 300mg/ ngày
  • Gabapentin: Liều có thể đạt tối đa 2700mg/ ngày
  • Lamotrigine: Liều thông thường 100-400mg
  • Levetiracetam: Khởi đầu 500mg ×2 lần/ ngày, tăng liều gấp đôi sau 2 tuần
  • Topiramax: Liều thông thường 100-400mg chia 2 lần/ ngày

4.3 Điều trị phẫu thuật

Chỉ định: trên bệnh nhân kháng trị với thử nghiệm đầy đủ của ít nhất 3 thuốc trong đó có phải bao gồm Carbamazepine phẫu thuật hở, phẫu thuật qua da

4.4 Theo dõi

Tốt nhất nên được đánh giá lại sau mỗi tuần, sau đó khoảng cách thời gian đánh giá lại sẽ dài

hơn nếu đau được kiểm soát.

Thử nghiệm ngưng thuốc: nên được thực hiện thử nghiệm sau khi đạt được tình trạng không

đau 4-6 tháng

Lược đồ điều trị đau thần kinh sinh ba
Lược đồ điều trị đau thần kinh sinh ba

Khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn điều trị sớm từ các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan