Điều trị viêm xoang mãn tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm xoang mãn tính được chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ bệnh. Dù cách nào đi nữa thì mục đích điều trị vẫn là phục hồi sự lưu thông khí, dẫn lưu dịch ở mũi – xoang và làm lành niêm mạc.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa đối với viêm xoang được chỉ định khi niêm mạc mũi – xoang chưa bị thoái hóa nhiều, lỗ thông xoang chưa bị bít tắc. Các chỉ định điều trị thường bao gồm kháng sinh, kháng viêm, co mạch tại chỗ, rửa bằng nước muối sinh lí.

điều trị xoang nội khoa
Niêm mạc xoang chưa bị thoái hóa nhiều có thể rửa bằng nước muối sinh lý

Cụ thể, các phương pháp điều trị nội khoa cho tình trạng viêm tại các xoang khác nhau như sau:

1.1 Viêm xoang hàm mãn tính

Thuốc kháng sinh được chỉ định:

● Amoxicillin (Clamoxyl) 0,5g: Số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày.

● Cefadroxil (Biodroxil) 0,5g: Số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày.

● Cefuroxim (Zinnat, Zinmax, Cefuroxim) 0,25 - 0,5g: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày.

● Khi có nhiễm vi khuẩn kỵ khí thì sử dụng: Metronidazol (Flagyl) 0,25g số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày hoặc truyền tĩnh mạch 500mg/100ml 2 lần/ngày.

Thuốc chống dị ứng được chỉ định:

● Cetirizin 10mg (Zyrtec, Cetirzin): Số lượng 1 viên, uống 1 lần/ngày.

● Loratadin 10mg (Clarityne, Alertin): Số lượng 1 viên, uống 1 lần/ngày.

● Fexofenadine (Telfast, Allerfast) 60mg: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày.

● Pheramin (Allerfar) 4mg: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày.

Kết hợp với chọc rửa xoang hàm cách 2 ngày 1 lần.

1.2 Viêm xoang trán mãn tính

● Amoxicillin (Clamoxyl) 0,5g: Số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày.

● Cefadroxil (Biodroxil) 0,5g: Số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày.

● Cefuroxim (Zinnat, Zinmax, Cefuroxim) 0,25 - 0,5g: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày.

● Khi có nhiễm vi khuẩn kỵ khí thì sử dụng: Metronidazol (Flagyl) 0,25g số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày hoặc truyền tĩnh mạch 500mg/100ml 2 lần/ngày.

Thuốc kháng viêm được chỉ định:

● Alphachymotrypsine hoặc lysozyme (Noflux 90mg): Số lượng 2 viên, uống 2 lần/ngày, trong thời gian 5 ngày.

Thuốc chống dị ứng được chỉ định:

● Cetirizin 10mg (Zyrtec, Cetirizin): Số lượng 1 viên, uống 1 lần/ngày.

● Loratadine 10mg (Clarityne, Alertin): Số lượng 1 viên, uống 1 lần/ngày.

● Pheramin (Allerfar) 4mg: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày.

Thuốc chống sung huyết và chảy nước mũi:

● Actifed: Số lượng 1 viên, uống 2 - 3 lần/ngày, trong vòng 10 ngày.

Thuốc giảm đau:

● Paracetamol (Panadol, Efferalgan) 0,5g: Số lượng 1 viên, uống 2 lần/ngày, trong vòng 3 ngày.

Khí dung mũi:

● Dexacol và Melyptol được sử dụng mỗi ngày 1 lần, hoặc nhiều hơn tùy tình trạng bệnh.

1.3 Viêm xoang sàng mãn tính

Viêm xoang sàng được điều trị giống như viêm xoang trán. Ngoài ra, thêm vào đó là sử dụng phương pháp Proetz.

1.4 Viêm xoang bướm mãn tính

Viêm xoang bướm được điều trị nội khoa tương tự như các bệnh viêm xoang nêu trên. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh nặng hơn, tức là điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì biện pháp tiếp theo được sử dụng là điều trị ngoại khoa thực hiện mở thông xoang bướm.

Video đề xuất: Điều trị triệt để viêm xoang

2. Điều trị ngoại khoa

Khi điều trị bằng thuốc dài ngày và nhiều đợt vẫn không có hiệu quả thì biện pháp cuối cùng được sử dụng là can thiệp ngoại khoa. Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp mổ nội soi mũi xoang.

mổ nội soi xoang
Điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nội soi mũi xoang

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị viêm xoang bao gồm nạo VA, cắt bỏ polyp mũi, chữa vẹo vách ngăn, dẫn lưu dịch tiết.

Trong trường hợp người bệnh mắc viêm xoang thoái hóa polyp thường sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí polyp, nếu:

● Viêm xoang hàm và sàng trước: Phẫu thuật mở khe mũi giữa và bóng sàng.

● Viêm xoang sàng trước và sau: Phẫu thuật nạo sàng.

● Viêm xoang trán: Phẫu thuật mở ngách trán.

● Viêm xoang bướm: Phẫu thuật mở thông xoang bướm.

BSCK II Nguyễn Văn Thái nguyên là Bác sĩ Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ. Hiện là Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Phòng khám Liên Chuyên khoa thuộc Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khách hàng có nhu cầu khám và điều trị bệnh viêm xoang tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vienmec, có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan