Định lượng Protein toàn phần để làm gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm - Bác sĩ vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Protein có vai trò quan trọng khi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể như tạo khối (building block) của nhiều cơ quan, hốc môn và enzymes, tạo áp lực keo, góp phần giữ cân bằng pH, bảo vệ cơ thể. Xét nghiệm định lượng Protein toàn phần sẽ giúp phát hiện mức bất thường protein trong cơ thể có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý.

1. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần để làm gì?

Protein toàn phần trong máu được cấu tạo từ 3 thành phần là albumin, globulinfibrinogen (chỉ có trong huyết tương) trong đó albumin và fibrinogen được tổng hợp duy nhất ở gan còn globulin do tế bào miễn dịch sản xuất ra. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần gồm có 2 loại là xét nghiệm protein trong máu và xét nghiệm protein trong nước tiểu.

  • Trong xét nghiệm máu:

Định lượng protein toàn phần được xác định là lượng albumin và globulin trong huyết thanh. Albumin trong huyết thanh chiếm tới một nửa số protein tìm thấy trong huyết tương và có chức năng như sau:

  • Duy trì áp lực keo trong máu giúp giữ nước không rò rỉ ra bên ngoài thành mạch máu
  • Tham gia và quá trình tổng hợp protein ngoại vi thông qua việc cung cấp acid amin
  • Đóng vai trò liên kết, vận chuyển một số chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa cơ thể như acid béo, bilirubin, hormon steroid và các hoạt chất khác đi khắp cơ thể
  • Protein globulin có nhiều kích thước, trọng lượng và chức năng khác nhau, phân theo cách di chuyển trên điện di gồm có protein vận chuyển, enzyme, bổ sung và immunoglobulin (IgA, IgD, IgE, IgM và IgM).

Với những chức năng trên thì việc định lượng protein toàn phần máu sẽ giúp đánh giá các bệnh lý về rối loạn kiềm - toan, đáp ứng viêm hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

  • Trong xét nghiệm nước tiểu

Ở người bình thường thì nước tiểu sẽ không có hoặc rất ít protein do cơ chế tái hấp thu ở thận. Vì vậy khi trong nước tiểu có protein thì thận có thể bệnh nhân đã mắc các tình trạng bệnh lý về thận khiến lượng lớn protein thải ra nước tiểu. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần trong nước tiểu giúp khẳng định tình trạng đó và giúp bước đầu định hướng các rối loạn bất thường trong cơ thể.

Điện giải đồ nước tiểu
Xét nghiệm định lượng protein toàn phần trong nước tiểu

2. Giới hạn protein toàn phần trong máu và nước tiểu là bao nhiêu?

Trong huyết thanh, chỉ số protein bình thường nằm ở khoảng 6-8 g/dl trong đó albumin chiếm 3,5- 5,0 g/dl, còn lại là globulin.

Trong nước tiểu, chỉ số protein bình thường thải loại sẽ ít hơn 150 mg và albumin dưới 20 mg mỗi 24 giờ. Đối với phụ nữ mang thai, khi lượng protein trong nước tiểu vượt quá 300 mg/ ngày thì có thể nghi ngờ tiền sản giật - sản giật là bệnh lý nghiêm trọng trong thai kỳ.

Trong một số trường hợp, định lượng protein toàn phần trong máu hay nước tiểu cũng có thể biến thiên bất thường nhưng không phải do bệnh lý, cụ thể như các trường hợp sau:

  • Người tập thể dục cường độ cao
  • Người có chế độ ăn nhiều đạm
  • Do tuổi tác hoặc căng thẳng
  • Do thai kỳ
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết
  • Biến chứng từ phẫu thuật.

3. Khi nào thì cần làm xét nghiệm định lượng protein toàn phần?

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần có thể thực hiện trong kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa, gan, thận, cụ thể như:

Buồn nôn là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
Nôn là biểu hiện bệnh lý đường tiêu hóa, cần được xét nghiệm định lượng protein toàn phần

4. Kết quả xét nghiệm định lượng protein toàn phần có ý nghĩa như thế nào?

Nếu protein toàn phần cao: Nếu chỉ số này xảy ra liên tục có thể nghĩ đến các tình trạng sức khỏe như:

Nếu protein toàn phần thấp: có thể do các tình trạng sức khỏe sau:

Tỉ số Albumin / globulin

Đi kèm với protein huyết thanh toàn phần, còn có thể tính toán tỉ số Albumin đối với globulin (A/G) của máu, Do bởi một số bệnh lý có thể tác động lên albumin hặc globulin của máu:

Tỉ số A/G thấp có thể do quá tăng sản xuất globulin, giảm sản xuất albumin, hoặc mất albumin, trong các trường hợp:

Tỉ số A/G cao có thể nghỉ đến:

  • Kém sản xuất kháng thể

Ung thư máu, hoặc ung thư tủy xương.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

52.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Dentarfar
    Công dụng thuốc Dentarfar

    Dentarfar là kháng sinh nhóm Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm,...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cefadromark
    Công dụng thuốc Cefadromark

    Thuốc Cefadromark có thành phần chính là kháng sinh cephalosporin thế hệ 1. Thuốc có phổ tác dụng trung bình trên các vi khuẩn gram dương và số ít các vi khuẩn gram âm. Kháng sinh Cefadromark được chỉ định ...

    Đọc thêm
  • doribax
    Công dụng thuốc Doribax

    Thuốc Doribax có chứa thành phần chính là Doripenem monohydrate, bào chế dạng bột pha dung dịch tiêm truyền. Thuốc được đóng gói dạng hộp 10 lọ. Toàn bộ thông tin công dụng của thuốc Doribax và chỉ định, chống ...

    Đọc thêm
  • besitabine
    Công dụng thuốc Besitabine

    Besitabine là thuốc bột pha tiêm chứa thành phần Ceftazidime, một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Để dùng thuốc Besitabine an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Sancinor
    Công dụng thuốc Sancinor

    Sancinor là thuốc kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin thuộc thế hệ 4 do có phổ tác dụng rộng hơn các Cephalosporin thế hệ thứ 3. Thuốc được dùng theo đường tiêm để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm ...

    Đọc thêm