Đột quỵ nguy hiểm, nhưng có thể ngăn chặn?

Được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Theo WHO, đột quỵ xuất huyết não là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại các nước phát triển, sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Đột quỵ rất nguy hiểm, tuy nhiên may mắn là phần lớn yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi, vì vậy người bệnh có thể chủ động phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những kiến thức về đột quỵ và cách phòng tránh hiệu quả.

1. Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não bộ nghiêm trọng do gián đoạn quá trình cấp máu não, khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi tế bào não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đột quỵ có thể bị đe dọa tính mạng, hoặc gặp các di chứng như tê liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc...

Hai loại đột quỵ chính bao gồm: Đột quỵ do thiếu máu chiếm 85% tổng số ca đột quỵ và đột quỵ xuất huyết não.

Trên thế giới, cứ 40 giây có một bệnh nhân đột quỵ, cứ 3 phút có một trường hợp đột quỵ tử vong. Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, nước ta có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm.

Đột quỵ cấp đặc biệt nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao, lên đến 50%, thời gian tử vong nhanh, trường hợp được cứu sống có thể bị di chứng nặng nề, chi phí điều trị tốn kém và tỷ lệ tái phát cao.

2. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ cấp rất nguy hiểm, tuy nhiên may mắn là 80% các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể ngăn chặn. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm:

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

  • Tuổi tác, đặc biệt đối tượng từ trên 45 tuổi
  • Giới tính, đột quỵ ở nam gặp nhiều hơn nữ
  • Chủng tộc
  • Di truyền
Phenylceton niệu là một bệnh di truyền
Đột quỵ là bệnh lý có tính chất di truyền

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

  • Cao huyết áp. Điều trị tốt huyết áp sẽ làm giảm nguy cơ và di chứng do đột quỵ gây ra.
  • Tiểu đường: Mọi người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Rối loạn lipid máu (RLLM)
  • Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch sẽ làm chít hẹp dần lòng mạch, có thể gây tắc mạch. Vì vậy điều trị ổn định xơ vữa động mạch có vai trò quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.
  • Béo phì: Giảm cân có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường...
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu
  • Phình động mạch não là nguyên nhân tương gây đột quỵ xuất huyết não phổ biến.
  • Dị dạng động - tĩnh mạch não
  • Dùng thuốc tránh thai (progesterone), nội tiết tố nam (testosterone)
  • Bệnh tim mạch: Ở người bệnh tim mạch, máu dễ vón cục tạo cục máu đông trong tâm nhĩ, nguy cơ gây tắc mạch não gây đột quỵ.

3. Bệnh đột quỵ và cách phòng ngừa

Để phòng ngừa đột quỵ, bên cạnh việc kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh tật, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả tối ưu. Để tầm soát bệnh, cần uống thuốc theo đơn bác sĩ, chỉ ngưng sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Không hút thuốc lá, kiêng rượu bia, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, giảm stress...là những biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa đột quỵ và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục ít nhất 40 phút/ngày, 3 ngày/ tuần với những bài tập như: đi bộ, chạy, bơi lội, đi cầu thang... có thể giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ.

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao có thể làm tăng gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ. Do đó việc kiểm soát huyết áp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với bệnh đột quỵ và cách phòng ngừa.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hạn chế muối, đồ ăn chế biến sẵn, bổ sung nhiều trái cây, rau củ chứa kali có lợi như: chuối, khoai lang, cà chua, đậu... Bổ sung sản phẩm từ sữa ít béo, omega 3, chất xơ, rau xanh, ngũ cốc... được khuyến cáo để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều bệnh
Chế độ dinh dưỡng bổ sung rau xanh giúp phòng ngừa đột quỵ

Điều trị các bệnh lý nguy cơ

Các bệnh lý tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm Tiểu đường, cao huyết áp, rung nhĩ, tim mạch... Người bệnh cần điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng cách, kết hợp với việc tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục để phòng ngừa đột quỵ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan