Giá trị của xét nghiệm protein phản ứng C

Xét nghiệm protein phản ứng C được chỉ định trong các trường hợp có sự xuất hiện của tình trạng viêm. Tuy nhiên không nhiều người biết protein phản ứng C là gì và có giá trị như thế nào trong chẩn đoán bệnh.

1. Protein phản ứng C là gì?

Protein phản ứng C (C-reactive protein: CRP) là là một loại protein có 224 acid amin, đây là chất chỉ điểm sinh học xuất hiện khi cơ thể có tình trạng viêm cấp hay viêm mạn tính.

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc những tình trạng viêm không nhiễm khuẩn, chấn thương... thì các interleukin và một số loại cytokine được giải phóng sẽ kích hoạt cơ thể tổng hợp CRP tại gan. Sau đó CRP sẽ kích hoạt hệ thống bổ thể làm nhiệm vụ thực bào các vi sinh vật hay các mô chết của cơ thể.

Bình thường trong máu không thấy có sự xuất hiện của protein phản ứng C, khi xuất hiện tính trạng phá hủy mô tế bào gây phản ứng viêm thì CRP được sản xuất và tăng nhanh trong máu. Khi quá trình viêm kết thúc các chất này cũng giảm nhanh chóng và mất đi trong máu.

Chính vì đặc tính nhạy với quá trình viêm mà CRP được ứng dụng trong chẩn đoán tình trạng viêm trong cơ thể và theo dõi sự đáp ứng điều trị viêm.

Trong máu có 2 loại CRP có thể được định lượng trong máu gồm:

  • Protein phản ứng C chuẩn: Được sử dụng để đánh giá tình trang viêm tiến triển. Giúp đánh giá những người có dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn nặng hoặc bệnh viêm mạn tính nghiêm trọng như viêm khớp dạng thấp.
  • Protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP): Được coi là chất chỉ điểm với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp. nó có thể phát hiện chính xác mức tăng ít hơn của CRP trong máu để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

CRP là không đặc hiệu trong một bệnh lý cụ thể nhưng là một dấu ấn để xác định tình trạng viêm và theo dõi sự đáp ứng điều trị viêm.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
CRP là một yếu tố giúp xác định và đánh giá tình trạng viêm của cơ thể

2. Mục đích xét nghiệm protein phản ứng C

Để xác định có tình trạng viêm, mức độ viêm và kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng khác để đưa ra chẩn đoán và quyết định điều trị trong một số trường hợp như:

Xác định tình trạng viêm cấp tính:

Xác định trong các tình trạng viêm mạn tính như:

Trong các trường hợp viêm mạn tính thì việc xét nghiệm để xác định tình trạng viêm đợt cấp của viêm mạn, được xét nghiệm thường xuyên nhằm đánh giá kết quả điều trị.

Lupus ban đỏ hệ thống
Xét nghiệm protein phản ứng C khi bệnh nhân bị mắc lupus ban đỏ

3. Đánh giá kết quả xét nghiệm protein phản ứng C

Đối với xét nghiệm protein phản ứng C chuẩn:

  • Giá trị bình thường là từ 0-1 mg/dl. Giới hạn đo từ 10-1000mg/ L
  • Khi giá trị CRP tăng hơn bình thường chẩn đoán được một tình trạng viêm, CRP tăng ít chứng tỏ tình trạng viêm nhẹ hoặc một số đối tượng không do viêm; tăng cao gợi ý một nhiễm khuẩn mức độ vừa tới nặng tùy theo mức tăng CRP.
  • Nếu biểu hiện lâm sàng rõ của một nhiễm khuẩn nặng thì CRP tăng cao trên 100mg/l là một dấu để chẩn đoán xác định, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • CRP tăng trong các trường hợp như: Nhiễm khuẩn, chấn thương, bỏng, phẫu thuật, viêm ruột, viêm khớp dạng thấp, nhồi máu cơ tim...
  • Theo dõi đáp ứng điều trị: Nếu sau điều trị CRP giảm chứng tỏ có đáp ứng với điều trị, nếu tăng hơn hoặc không giảm chứng tỏ điều trị chưa hiệu quả.

Xét nghiệm hs-CRP:

  • Được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Có giới hạn đo từ 0,5-10mg/dl.
  • Nguy cơ thấp hs-CRP< 1mg/L, nguy cơ trung bình từ 1-3mg/L, nguy cơ cao khi >3mg/L.
  • Ở những người khỏe mạnh có mức tăng hs-CRP được dự đoán là tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc bệnh mạch máu ngoại biên trong tương lai.
  • Xét nghiệm hs-CRP có thể được chỉ định ở đối tượng nam giới từ 50 tuổi trở xuống và phụ nữ từ 60 tuổi trở xuống có nguy cơ trung bình để đánh giá nguy cơ tim mạch trong tương lai.
Tim mạch
Xét nghiệm hs-CRP dùng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai

Ngoài ra một số trường hợp tăng CRP không phải do tình trạng viêm gây ra gồm:

  • Những người hút thuốc lá.
  • Người ít vận động, lười vận động.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Các tháng cuối thai kỳ ở phụ nữ có thai.
  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
  • Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.
  • Vận động thể lực quá mạnh, gắng sức.

4. Một số điều cần lưu ý khi xét nghiệm protein phản ứng C

  • Nó có giá trị cao trong xác định viêm ở những giờ đầu và không bị thay đổi khi có biến đổi nồng độ hematocrit như xét nghiệm tốc độ máu lắng.
  • Có thể xảy ra âm tính giả khi: Dùng các thuốc chống viêm, thuốc statin, chẹn beta giao cảm.

Xét nghiệm protein phản ứng C rất có giá trị trong chẩn đoán tình trạng viêm, tuy nhiên không dùng để xác định nguyên nhân gây viêm nên vẫn cần kết hợp với lâm sàng và các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: