Giới thiệu chung về sơ cấp cứu

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Sơ cấp cứu là điều trị cơ bản khẩn cấp và ngay lập tức cho nạn nhân bị chấn thương hoặc bệnh tật; khi y tế cấp cao chưa thể thể đáp ứng kịp thời ngay tại thời điểm đó (chưa đưa được đến bệnh viện hoặc xe cấp cứu y tế chưa đến ngay được).

1. Định nghĩa về sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu đủ để giải quyết tình huống; đôi khi, cần chăm sóc y tế tiếp theo. Sơ cấp cứu bao gồm các kĩ thuật cơ bản có thể thực hiện được trong hầu hết các tình huống với trang thiết bị tối thiểu. Sơ cấp cứu bao gồm cả sự chuẩn bị và giáo dục, đào tạo về các tình trạng cấp cứu để phòng ngừa chúng.

Sau các các tai nạn, sơ cấp cứu là sự điều trị đầu tiên các thương tích, bệnh tật hoặc tình trạng cấp cứu và tiếp tục cho đến khi tình huống đó được giải quyết hoặc đã có các chăm sóc y tế tiếp theo.

Sơ cấp cứu bao gồm:

  • Đánh giá tình huống;
  • Lập và thực hiện theo kế hoạch sơ cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân;
  • Đảm bảo mọi người được đang ở khu vực an toàn;
  • Sơ cấp cứu bao gồm cả hỗ trợ tâm lý ban đầu, khi cần thiết;

Thực hiện sơ cấp cứu ban đầu sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình huống; hoàn cảnh và những trang thiết bị hoặc sự sẵn sàng của chăm sóc y tế tiếp theo. Người sơ cấp cứu ban đầu phải đưa ra quyết định dựa trên sự đánh giá và hiểu biết của mình về những gì sẵn có.

Làm gì khi bị sốc điện do điện giật?
Đánh giá tình huống cần sơ cấp cứu và thực hiện

2. Vai trò và trách nhiệm của mỗi người

Hãy trở thành người sơ cấp cứu cho các tất cả các tình huống tai nạn, bệnh tật xảy ra tại nhà hoặc tại nơi làm việc..... Điều đó sẽ giúp ích cho chính bạn, người thân của bạn, đồng nghiệp, và những người khác.

Đánh giá đầy đủ hiện trường và đưa ra kế hoạch sơ cấp cứu, đảm bảo an toàn và có thể theo dõi, chăm sóc tốt đối cho nạn nhân, cũng như là an toàn cho họ, gia đình, người xung quanh...

Thực hiện sơ cấp cứu ban đầu như:

hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ?
Thực hiện phương pháp hồi sức tim phổi (nếu cần)

Nếu cần thiết, cần vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn để được điều trị thêm.

  • Thực hiện việc hỗ trợ cảm xúc, tâm lý khi cần thiết.
  • Sử dụng bộ dụng cụ sơ cấp cứu. Kiểm tra, bổ sung, bù lại những dụng cụ đã sử dụng hoặc hết hạn sử dụng.
  • Ghi chép lại việc thực hiện sơ cấp cứu ban đầu đã thực hiện (nếu có thể) và báo cho nhân viên y tế biết.
  • Theo dõi tình trạng của nạn nhân để đảm bảo rằng họ đang ổn định; và đưa ra kế hoạch để họ được chăm sóc y tế thêm nếu cần.
  • Nếu có vấn đề khó khăn trong việc sơ cấp cứu ban đầu, hãy gọi ngay cho cấp cứu 115 để được hướng dẫn.

Tham gia học, thực hành các khóa đào tạo về sơ cấp cứu. Thường xuyên học lại kiến thức về sơ cấp cứu và thực hành với các tình huống đã được sách hướng dẫn để bạn nhớ cách xử lý tình huống khi cần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan