Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và Cách xử lý

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị ho có đờm, ho kéo dài không khỏi, đây là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh lý đường hô hấp, tuy nhiên nhiều người vẫn còn chủ quan và chỉ thực sự quan tâm khi triệu chứng ho có đờm đặc kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có bạch cầu mủ, chất nhầy, hồng cầu, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang trán, hốc mũi... Người lớn hoặc trẻ bị ho có đờm có thể là hậu quả của nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, viêm phổi, hen phế quản, thanh khí quản, nhồi máu phổi...

Biểu hiện ho có đờm tùy vào tình trạng mà được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Khi triệu chứng ho có đờm đặc kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mãn tính.

Nguyên nhân khiến cho người lớn hoặc bé ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi bao gồm:

  • Do mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD): Đây là dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí ở phổi do đường thở bị thu hẹp lại so với bình thường với triệu chứng điển hình: Ho dai dẳng, ho có đờm màu trắng đục, xanh lá, vàng xanh.. kèm cảm giác tức ngực, thở gấp.
  • Bệnh giãn phế quản thể ướt: Giãn phế quản gây triệu chứng ho có đờm đặc lâu ngày vào buổi tối và sáng sớm, đờm bị vón cục màu trắng đục như mủ, có thể ho ra máu, người bệnh có thể cảm thấy sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, tức và đau thắt ngực, sụt cân mất kiểm soát,...
  • Bệnh lao phổi: Bệnh do chủng vi khuẩn lao gây viêm, nhiễm trùng đường thở lâu ngày và làm tái cấu trúc niêm mạc phổi, phế quản. Các dấu hiệu mắc lao phổi thường xảy ra như ngứa họng ho có đờm dài ngày không khỏi, thậm chí lẫn máu tươi; đau tức ngực, khó thở, sốt, ra mồ hôi trộm, chán ăn....
  • Các bệnh lý cấp tính: Viêm mũi họng dị ứng (còn gọi là cảm lạnh), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm thanh khí quản. Bệnh cấp tính không gây vấn đề nghiêm trọng cho người lớn khỏe mạnh, những trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì dễ mắc các biến chứng đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,.... Từ đó dẫn đến tình trạng bé ho có đờm thở khò khè không dứt.

Khi người lớn hoặc trẻ bị ho có đờm, cách xử trí bao gồm cải thiện chế độ sinh hoạt, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ngứa họng ho có đờm, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, uống nhiều nước, tăng cường ăn hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng như máy xông mũi họng, máy hút dịch và rửa mũi, máy hút đờm...

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phương án xử trí phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

183.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan