Hội chứng ống cổ tay (Hội chứng đường hầm cổ tay)

Bài viết được viết bởi BSCK II Khúc Thị Nhẹn, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hội chứng đường hầm cổ tay là một bệnh thần kinh hay gặp, nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán, điều trị đúng và kịp thời.

1. Nhắc lại giải phẫu ống cổ tay

Ống cổ tay là một đường hầm nhỏ kéo dài từ nếp cổ tay đến nếp giữa bàn tay (rộng khoảng 2.5 cm) được tạo bởi hai bên thành xương cổ tay, phần mái hầm là một dải mô liên kết gọi là dây chằng ngang. Trong đường hầm có dây thần kinh giữa và các gân gấp ngón tay. Đường hầm vốn đã chật hẹp, kết hợp với những yếu tố không thuận lợi sẽ khiến các tổ chức bên trong đó chèn ép lên nhau, đặc biệt là dây thần kinh giữa mềm nhất và nằm ở vị trí nông nên rất dễ tổn thương.

Dây thần kinh giữa là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay chi phối cảm giác của ngón cái, ngón trỏ, nửa ngón giữa và ngón đeo nhẫn, đồng thời chi phối vận động cơ mô cái.

ống cổ tay
Hình ảnh giải phẫu ống cổ tay

2. Nguyên nhân

Hội chứng ống cổ tay do nhiều nguyên nhân:

  • Bẩm sinh: do khi sinh ra, đường hầm cổ tay hẹp khiến dây thần kinh giữa dễ dàng bị chèn ép, hay gặp cả hai tay.
  • Giới tính: phụ nữ có cấu trúc đường hầm cổ tay nhỏ hơn nam giới, hơn nữa phụ nữ làm việc bằng tay nhiều như giặt quần áo, lau nhà... nên có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Tính chất nghề nghiệp: những công việc đòi hỏi sự lặp đi lặp lại chuyển động của bàn tay trong một thời gian dài cũng sẽ làm tổn thương các gân và làm các gân sưng viêm, tăng thể tích các tổ chức bên trong tạo áp lực đè nén lên dây thần kinh (công nhân, thợ sơn, người chơi đàn, người dùng máy tính nhiều....)
  • Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây viêm các thành phần trong ống cổ tay ảnh hưởng lên dây thần kinh.
  • Tiền sử bệnh lý: thoát vị bao hoạt dịch, viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, suy thận, rối loạn chức năng tuyến giáp, ...
  • Chấn thương: chấn thương vùng cổ tay hoặc trật khớp khiến xương bị di lệch khiến đè ép vào dây thần kinh giữa.

3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ống cổ tay

  • Rối loạn cảm giác: tê, dị cảm, đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng vùng da từ ống cổ tay đến ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón nhẫn, chủ yếu về đêm. Đôi lúc đau lan lên cẳng tay, cánh tay và vai.
  • Rối loạn vận động: xuất hiện khi bệnh đã nặng. Biểu hiện mất gấp ngón cái ngón trỏ và ngón giữa, người bệnh không thực hiện được động tác đối chiếu ngón cái với các ngón khác, muộn hơn có thể thấy teo cơ mô cái.
thần kinh ngoại vi, ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh

4. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

4.1 Dựa vào triệu chứng lâm sàng và một số nghiệm pháp

  • Nghiệm pháp Tinel: dùng búa phản xạ gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón nhẫn => nghiệm pháp dương tính (+).
  • Nghiệm pháp Phanel: gập cổ tay hết mức (90 độ) và giữ 60 giây. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân thấy tê bì hoặc đau vùng dây thần kinh giữa chi phối.
  • Nghiệm pháp Durkan: Thầy thuốc dùng ngón cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay bệnh nhân. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy tê bì, đau tăng theo vùng phân bố của dây thần kinh giữa.

4.2 Dựa vào cận lâm sàng

  • Đo điện cơ đồ: giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác và tăng độ tiềm vận động. Đến giai đoạn nặng, không còn đáp ứng vận động cơ ô mô cái.
  • Siêu âm khớp cổ tay: Có thể phát hiện nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay như viêm tràn dịch các bao hoạt dịch gân gấp các ngón tay nông và sâu, các khối u, giả u vùng ống cổ tay... hoặc có thể thấy dây thần kinh giữa phù nề do bị chèn ép.

5. Điều trị

5.1. Điều trị nội khoa

Phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay được xem là phương pháp điều trị “vàng” mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt dây chằng ngang ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Có hai phương pháp phẫu thuật đó là mổ nội soi và mổ mở.

Ngoài hai phương pháp trên, nên điều trị phục hồi chức năng phối hợp, bao gồm:

Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm, tránh gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bệnh viện Vinmec.
  2. EL MRINI A. Le syndrome du canal carpien. Les cahiers du Médecin, 2007; T IX-N° 110 : 54-5.
  3. BLANCHER A, KUBIS N. Physio pathogénie des syndromes canalaires. Revue du Rhumatisme, 2007; 74: 319–26.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan