Liệu pháp bù hoàn thể tích tuần hoàn và những tác hại cần lưu ý

Sốc là hội chứng xảy ra khi lưu lượng máu và sự vận chuyển oxy không đủ đến các cơ quan và các mô. Với hội chứng này thì liệu pháp bù hoàn thể tích tuần hoàn là hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến.

1. Đánh giá lâm sàng cho liệu pháp bù hoàn thể tích tuần hoàn

Mục đích của khám lâm sàng là để phát hiện ra bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang có suy tuần hoàn cấp, truyền dịch có thể mang đến lợi ích cho những nhóm bệnh nhân này.

Suy tuần hoàn cấp có thể phát hiện được qua các triệu chứng lâm sàng, những triệu chứng và dấu hiệu của tưới máu mô - thay đổi tinh thần tri giác, tưới máu da, thiểu niệu cùng với nhịp tim nhanhtụt huyết áp, giảm lưu lượng (flow) máu, giảm tưới máu mô (tissue hypoperfusion), giảm cung cấp oxy so với nhu cầu oxy mô hoặc rối loạn chức năng tế bào và mô

Bên cạnh đó khám lâm sàng cũng cần đánh giá đến tĩnh mạch cổ nổi, nghe tim phổi, tình trạng mất nước, nhiệt độ da, độ căng và màu sắc da. Tình trạng tinh thần và xuất hiện mất phương hướng hay lú lẫn cũng cần được quan tâm.

  • Chú ý đến chỉ số sốc

Chỉ số sốc được tính bằng tỉ số giữa nhịp tim và huyết áp tâm thu, ở người lớn bình thường chỉ số này sẽ nằm trong khoảng 0,5 - 0,7. Một số nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số sốc có liên quan đến mức độ giảm thể tích ở những bệnh nhân chấn thương nặng, phản ánh cần phải truyền máu khối lượng lớn nhiều hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn.

Truyền máu
Chỉ số sốc liên quan đến mức độ giảm thể tích máu và cần phải truyền máu

Vì vậy, khi đánh giá rối loạn chức năng tuần hoàn trong giai đoạn đầu có thể dựa trên việc tính toán chỉ số sốc.

  • Khi nào cần bắt đầu và hồi sức dịch bằng tưới máu ngoại vi?

Với phương pháp này, chúng ta chỉ nên sử dụng nó để quyết định bắt đầu hồi sức dịch trong trường hợp có khả năng tình trạng thể tích đang xảy ra.

Tưới máu ngoại vi được biết đến là công cụ đo lượng dòng chảy một cách nhanh chóng. Vì vậy nó thường được sử dụng để đánh giá nhanh trước khi bệnh nhân nhập ICU. Tuy nhiên sẽ có một số vấn đề ảnh hưởng đến kết quả như tính chủ quan của người quan sát, không thống nhất về trị số bình thường, màu da, tính khả dĩ hay nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Mặc dù có những khuyết điểm như vậy nhưng nó sẽ được bù lại bằng thực tế vì các đánh giá trên lâm sàng này có thể thay thế cho nhiều công cụ theo dõi xâm lấn phức tạp. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu hồi sức này, tưới máu ngoại vi rất dễ thực hiện và cho ra kết quả nhanh chóng.

  • Test dịch và điểm dừng an toàn khi thực hiện test dịch

Test dịch là là kỹ thuật kiểm tra hệ thống tim - tuần hoàn, đánh giá khả năng dự trữ tiền tải của bệnh nhân. Quá trình này sử dụng để xác định nó có thể tăng thể tích của thể tích nhát bóp và cung lượng tim hay không.

Hiện nay, sự hạn chế về dữ liệu có giá trị khó giúp xác định phương pháp chuẩn thực hiện test dịch. Hầu hết các nghiên cứu ở bệnh nhân không phẫu thuật thì quá trình test dịch sử dụng 500ml dịch trong vòng không quá 30 phút.

2. Truyền dịch như thế nào?

Huyết áp ở người lớn

Đích truyền thống (tĩnh = static parameters)

  • Các đích truyền thống bao gồm: Huyết áp, tần số tim và áp lực làm đầy tim: CVP, ALĐMP bít (PAPO).
  • Thể tích làm đầy: GEDV, LVEDV (siêu âm tim).
  • Đích truyền thống (BP, HR, CVP, UO): Không tin cậy và ngừng hồi sức khi đạt được đích truyền thống.

Đích hiện đại (dynamic parameters): SVV, SPV, PPV

  • Đáp ứng truyền dịch khi đạt các thông số đông sau: SVV ≥ 15% (Se 94%, Sp 96%); SPV (Δdown) > 10 mmHg; PPV > 13%.
  • Fluid challenge: dịch 500 ml/15 phút hoặc PLR 450 (nâng chân trái thụ động) ≈ Trendelenburg 300 : Se 66%, Sp 75%, PPV 91%, AUC 0,81).

Sử dụng dịch tinh thể hay dịch keo?

  • Dịch tinh thể
    • Fluid + Volume therapy.
    • Nên dùng dịch cân bằng.
Xơ hóa mạch máu thận
Co mạch thận là tác hại của toan máu tăng Cl- (hyperchloremic acidosis)

  • Dịch keo
    • Volume therapy, volume effect.
    • Cải thiện tưới máu vi tuần hoàn, lượng dịch truyền ít hơn và hạn chế tăng cân do ứ dịch.

Trên thực tế lâm sàng thì dịch keo có những tác động tích cực hơn dịch tinh thể như: Cải thiện huyết động hơn, hạn chế tăng cân ứ dịch hơn, cung cấp oxy mô tốt hơn, ít bục miệng nối tiêu hóa hơn.

Một số tác hại của toan máu tăng Cl- (hyperchloremic acidosis) lên hệ tiêu hóa cần chú ý

  • Toan nội niêm mạc (đường tiêu hóa).
  • Đầy dạ dày.
  • Liệt ruột cơ năng và giảm co bóp cơ trơn.
  • Tăng áp lực ổ bụng (ảnh hưởng tưới máu thận).
  • Giảm lưu lượng máu đến các tạng trong ổ bụng.
  • Phù đường tiêu hóa (phù nề miệng nối).
  • “Toan máu do tăng Cl kết hợp với tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ ở bệnh nhân mổ mở bụng)”.

Một số tác hại của toan máu tăng Cl- (hyperchloremic acidosis) lên thận cần chú ý

  • Co mạch thận.
  • Ức chế hoạt tính renin.
  • Tăng sức cản mạch thận (≈ 35%).
  • Giảm mức lọc cầu thận (≈ 20%), giảm nước tiểu.
  • Giảm huyết áp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan