Mày đay do cholin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mày đay do cholin thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng trong một số trường hợp, mề đay do cholin có thể kéo dài, tái phát liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp thì bệnh có thể dẫn tới biến chứng, gây dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ đe dọa tính mạng người bệnh.

1. Mày đay do cholin là gì?

Mày đay do cholin là một dạng bệnh phát ban ngoài da, hay còn gọi là bệnh nổi mày đay cấp tiết cholin. Mày đay do cholin xảy ra do da phản ứng với acetylcholin, đây là chất trung gian có vai trò dẫn truyền thần kinh để kiểm soát sự co giãn của mạch máu và làm chậm nhịp tim. Mày đay cholinergic thường xảy ra ở những người có nhiệt độ cơ thể quá nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi.

Mày đay do cholin sẽ biến mất ngay sau đó mà không cần đến việc điều trị, nhưng nó cũng có thể kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục và biến chứng thành mày đay do cholin mãn tính. Mày đay do cholin được chia thành 4 loại chính sau:

  • Mày đay do cholin nguyên nhân do dị ứng mồ hôi
  • Mày đay do cholin nguyên nhân do tắc lỗ chân lông
  • Mày đay do cholin nguyên nhân do tự phát
  • Mày đay do cholin nguyên nhân do có giảm tiết mồ hôi
Mày đay tiếp xúc
Mày đay do cholin nguyên nhân do dị ứng mồ hôi

2. Nguyên nhân mày đay do cholin

Nguyên nhân chính xác gây mày đay do cholin hiện nay vẫn chưa thể tìm ra. Tuy nhiên, có một số yếu tố tác động dưới đây gây nổi mày đay do cholin như:

  • Đổ mồ hôi nhiều: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mày đay do cholin. Nguyên nhân có thể do tắm bồn nước nóng, tập thể dục, ở nơi có nhiệt độ cao, xông hơi, sốt cao, ăn nhiều đồ cay...
  • Nhiệt độ: hai hình thức thoát nhiệt chính của cơ thể là truyền nhiệt trực tiếp từ cơ thể ra môi trường hoặc bài tiết và bốc mồ hôi, nhưng nếu nhiệt độ bên ngoài và bên trong có sự thay đổi, quá trình thoát nhiệt sẽ bị tác động dẫn đến hiện tượng mày đay do cholin.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Khi nhiễm ký sinh trùng như sán, giun,... chúng sẽ theo đường máu và di chuyển vào nội tạng, vị trí khác trong cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra hoạt chất bảo vệ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến dị ứng da và hình thành mày đay do cholin.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh mày đay do cholin.
Sử dụng thuốc như các loại kháng sinh, NSAID...cũng có thể gây tăng bạch cầu ái toan tại đường tiêu hoá
Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh mày đay do cholin.

3.Triệu chứng mày đay do cholin

Các triệu chứng của mày đay do cholin là nổi nốt mề đay, sưng trong khoảng 5-6 phút sau khi bạn tập thể dục, hay do các yếu tố khác kích hoạt. Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn như sau:

  • Ngứa da và nổi mẩn đỏ xung quanh vết sưng
  • Nổi mày đay với các nốt nhỏ, sưng trên bề mặt da
  • Nốt mày đay có thể sẽ xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, tuy nhiên nó thường bắt đầu ở trên ngực và cổ, sau đó những vết sưng, phát ban da này sẽ lan ra các khu vực khác trên cơ thể người bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ đồng hồ, tùy theo mỗi người.
  • Một số triệu chứng khác có thể đi kèm như: Đau bụng đi ngoài, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt. Một số người có phản ứng nghiêm trọng như khó thở, đánh trống ngực hoặc co thắt dạ dày

Mày đay do cholin thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nhưng trong một số trường hợp, mày đay do cholin có thể kéo dài, tái phát liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp có thể dẫn tới biến chứng, gây dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ đe dọa tính mạng cho người bệnh.

Ngoài ra, mày đay do cholin thường gây ra khá nhiều bất tiện, khó khăn cho những người thường xuyên luyện tập thể thao như vận động viên,... Do đó, khi có những triệu chứng của mày đay do cholin, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất.

4. Cách điều trị mày đay do cholin

Mày đay cholinergic sẽ biến mất ngay sau đó mà không cần đến việc điều trị, nhưng nó cũng có thể kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục và biến chứng thành mày đay do cholin mãn tính. Các phương pháp điều trị mày đay do cholin bao gồm dùng thuốc, thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các phương pháp điều trị này cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc điều trị mày đay do cholin: Một số loại thuốc kháng histamin là nhóm thuốc thường sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tình trạng mề đay do cholin. Ngoài ra, có thể phải sử dụng thuốc để kiểm soát lượng mồ hôi như methantheline bromide hoặc montelukast. Dùng thuốc chẹn beta, thuốc ức chế miễn dịch, tia UV để điều trị mề đay do cholin. Trường hợp sốc phản vệ do tập thể dục, có thể chỉ định Epipen để sử dụng nếu các triệu chứng xuất hiện. Hoặc sử dụng các loại kem bôi chống dị ứng, dưỡng ẩm để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, nổi ban đỏ. Tuy nhiên, những loại thuốc điều trị mày đay do cholin đều cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh không được tự ý mua.
  • Hạn chế tác nhân kích hoạt: Phương pháp này có nghĩa là thay đổi lối sống, tránh các yếu tố kích hoạt cơn mày đay cho người bệnh. Cụ thể, người bệnh cần tránh tập thể dục, tắm nước nóng, tiêu thụ thực phẩm cay nóng và tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Ngoài ra, sự căng thẳng, áp lực là nguyên nhân gây mề đay do cholin, vì vậy người bệnh nên giảm bớt và kiểm soát sự căng thẳng, thay vào đó nên nghe nhạc, tập yoga hay làm điều mình thích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống: Áp dụng chế độ ăn ít histamin để giúp hạn chế mày đay do cholin mãn tính. Bởi histamin là một hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể. Chế độ ăn này được thực hiện bằng cách giảm hoặc tránh các loại thực phẩm như giấm, rượu, quả hạch, thức ăn mặn, sản phẩm làm từ bơ sữa, cá và động vật có vỏ, những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản hoặc phụ gia.
  • Trường hợp nổi mày đay do cholin, bạn có thể sử dụng cách chữa mày đay do cholin tại nhà phổ biến như: tắm bằng lá khế, dùng tía tô giã nát rồi chắt lấy nước cốt uống.
Mày đay mạn tính
Mày đay cholinergic sẽ biến mất ngay sau đó mà không cần đến việc điều trị, nhưng nó cũng có thể kéo dài dai dẳng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • atdkox
    Công dụng thuốc Atdkox

    Thuốc Atdkox được sản xuất và đăng ký bởi Công ty dược phẩm và thương mại Phương Đông – (TNHH), thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Vậy thuốc Atdkox có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • fanozo
    Công dụng thuốc Fanozo

    Thuốc Fanozo là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các trường hợp dị ứng với các tác nhân đã biết hay kể cả trường hợp dị ứng không rõ nguyên nhân. Cùng tìm hiểu về công dụng, cách ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Lorasweet
    Công dụng thuốc Lorasweet

    Lorasweet là thuốc có tác dụng trong điều trị các trường hợp dị ứng có liên quan đến histamin. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin cụ thể về loại thuốc này và hướng dẫn ...

    Đọc thêm
  • Tanapolormin
    Công dụng thuốc Tanapolormin

    Thuốc Tanapolormin có thành phần chính là hoạt chất Dexclorpheniramin maleat với hàm lượng 2mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có công dụng điều trị dị ứng và sử dụng trong ...

    Đọc thêm
  • potazamine
    Công dụng thuốc Potazamine

    Thuốc Potazamine thường được dùng theo đơn của bác sĩ nhằm điều trị hiệu quả các triệu chứng của nhiều tình trạng dị ứng khác nhau, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, nổi mày đay hoặc viêm kết mạc,... ...

    Đọc thêm