Mục đích và chỉ định tiêm cortisone

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức.

Cortisone là mũi tiêm dùng để giảm đau và viêm ở một vùng trên cơ thể. Chúng thường được tiêm vào các khớp như mắt cá chân, khuỷu tay, hông, đầu gối, vai, cột sống hoặc cổ tay và các khớp nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân.

Thành phần của mũi tiêm cortisone bao gồm thuốc corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ. Để tránh các tác dụng phụ của thuốc, thông thường số lần tiêm cortisone chỉ được hạn chế ở một lượng nhất định.

1. Mục đích của việc chỉ định tiêm cortisone

Tiêm cortisone rất hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp kể cả như viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, mũi tiêm này cũng là một phần của việc điều trị các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác, bao gồm:

Mổ nội soi cắt bao hoạt mạc viêm khớp gối
Tiêm cortisone rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm khớp

2. Rủi ro có thể gặp phải khi tiêm cortisone

Các tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm cortisone sẽ tăng lên khi bệnh nhân được dùng với liều lớn và sử dụng nhiều lần. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

  • Gây tổn thương sụn
  • Gây ra hiện tượng chết của xương gần gần khu vực tiêm
  • Gây nhiễm trùng khớp
  • Gây tổn thương thần kinh
  • Đỏ mặt tạm thời
  • Gây ra bùng phát các cơn đau và viêm ở khớp tạm thời
  • Tăng lượng đường trong máu tạm thời
  • Làm suy yếu hoặc đứt gân
  • Gây mỏng xương gần khu vực tiêm (gây loãng xương)
  • Làm mỏng da và mô mềm xung quanh vết tiêm
  • Làm trắng hoặc sáng vùng da xung quanh vết tiêm

Có nhiều quan ngại về việc tiêm cortisone lặp lại nhiều lần có thể làm hỏng sụn trong khớp nên các bác sĩ thường giới hạn số lần tiêm cortisone vào khớp cho bệnh nhân. Người bệnh không nên tiêm cortisone thường xuyên hơn sáu tuần một lần và thường không quá ba hoặc bốn lần một năm.

3. Những lưu ý trước khi tiêm cortisone

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu thì họ cần phải ngừng dùng thuốc này vài ngày trước khi tiêm cortisone để giảm nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím. Một số thực phẩm chức năng cũng có tác dụng làm loãng máu.

thuốc Gonadotropins
Người bệnh tạm dừng sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc làm loãng máu khi tiêm cortisone

Do đó, hãy hỏi bác sĩ những loại thuốc và chất bổ sung mà bệnh nhân nên tránh trước khi tiêm cortisone. Nếu người bệnh có nhiệt độ từ 100.4 F, tức là 38 C trở lên trong hai tuần trước đó thì cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm cortisone.

4. Quá trình tiêm cortisone

Khi tiêm cortisone, bác sĩ sẽ định vị vị trí tiêm trên cơ thể người bệnh để dễ dàng đưa kim vào. Khu vực xung quanh vết tiêm sẽ được làm sạch và có thể xịt thêm thuốc tê để làm tê vùng kim đâm vào.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể siêu âm hoặc dùng tia soi huỳnh quang để theo dõi tiến trình của kim khi đi bên trong cơ thể bệnh nhân và để đặt kim vào đúng vị trí. Sau khi xác định được vị trí, thuốc sẽ được đưa vào vị trí tiêm. Thông thường, các mũi tiêm cortisone bao gồm thuốc corticosteroid để giảm đau và viêm theo thời gian và thuốc gây mê để giảm đau tức thì.

Sau khi tiêm cortisone một số người sẽ có những biểu hiện như bị đỏ và có cảm giác nóng ở ngực và mặt. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, tiêm cortisone có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi tiêm cortisone, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau:

  • Bảo vệ vùng tiêm trong một hoặc hai ngày.
  • Chườm đá vào vết tiêm khi cần thiết để giảm đau.
Chỉ số đường huyết phản ánh chính xác tình trạng đường trong cơ thể bạn
Tiêm cortisone có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu nếu người bệnh bị tiểu đường
  • Không sử dụng đệm sưởi.
  • Không sử dụng bồn tắm, bồn tắm nước nóng hoặc bồn tạo sóng trong hai ngày.
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm đau ngày càng tăng, đỏ và sưng kéo dài hơn 48 giờ.

Kết quả của việc tiêm cortisone thường phụ thuộc vào lý do điều trị. Tiêm cortisone thường gây ra cơn đau và viêm tạm thời nhưng tình trạng này sẽ biến mất sau 48 giờ. Sau đó, cơn đau và tình trạng viêm của khớp bị ảnh hưởng sẽ giảm và có thể duy trì kéo dài trong vài tháng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan