Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào?

Sức nóng của nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh sức khoẻ của cơ thể. Khi thân nhiệt con người tăng cao sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như phù nhiệt, say nắng, tăng nhịp tim hoặc ngất xỉu. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm có thể giúp bạn ngăn ngừa những bệnh do nhiệt trong môi trường nóng bức.

1. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố có tác động đáng kể đến cơ thể con người. Khi sức nóng quá cao có thể gây ra nhiều hệ luỵ sức khoẻ nguy hiểm cho bạn, bao gồm:

1.1. Cơ thể đổ nhiều mồ hôi do sức nóng từ môi trường bên ngoài

Thông thường, cơ thể con người có cơ chế tự làm mát bằng hình thức giải phóng năng lượng ra bên ngoài môi trường thông qua bề mặt da. Khi sức nóng càng mạnh, cơ chế tự làm mát của cơ thể sẽ càng gặp nhiều khó khăn.

Khi nhiệt độ lên đến gần 38 độ C, dòng nhiệt sẽ thông qua hệ thống đảo chiều để đi ngược lại cơ thể bạn. Lúc này, bề mặt da sẽ tiết nhiều mồ hôi. Sau khi mồ hôi nóng lên, chúng sẽ chuyển thành dạng hơi nước và được không khí hấp thụ (bay hơi), từ đó giúp cơ thể bạn hạ thân nhiệt.

1.2. Tình trạng lả nhiệt hoặc say nóng

Nhiều người băn khoăn rằng nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào? Trong nhiều trường hợp, sức nóng hoặc nhiệt độ cực cao có thể khiến bạn gặp phải tình trạng lả nhiệt, hay còn được gọi là say nóng – một hiện tượng nhẹ hơn so với say nắng.

Tình trạng lả nhiệt có thể khiến bạn trở nên nhạt nhợt, thân nhiệt tăng hơn 100 độ. Ngoài ra, bạn cũng gặp phải các triệu chứng phổ biến khác như yếu ớt, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa.

Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của say nóng, bạn cần nhanh chóng tìm khu vực râm mát, sau đó nằm xuống nghỉ ngơi và uống nước. Khi lả nhiệt / say nóng không được xử lý kịp thời, nó sẽ dẫn đến say nắng – một tình trạng khẩn cấp và vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng.

1.3. Say nắng do sức nóng của môi trường quá cao

Say nắng hay còn được biết đến với tên gọi khác là sốc nhiệt. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt độ, thân nhiệt có thể tăng vọt, cơ chế tự làm mát cũng không thể hoạt động bình thường như trước và lượng mồ hôi tiết ra không đủ để hạ nhiệt.

Khi bị say nắng, thân nhiệt con người có thể tăng trên 39,5 độ C trong vòng 10 hoặc 15 phút. Người bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàng như khô da, rối loạn ý thức, mạch nhanh, dễ bị kích động, đau đầu, buồn nôn, mặt đỏ bừng hoặc mệt lả. Nếu không được cấp cứu kịp thời, say nắng có thể làm tổn thương đến não bộ cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Điều này sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tàn phế vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

Nếu nhận thấy bạn hoặc người thân có các triệu chứng cảnh báo say nắng, hãy nhanh chóng đến nơi mát mẻ, chườm đá giữa hai chân và dưới cánh tay để nhanh chóng hạ thân nhiệt. Sau đó, gọi ngay xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào
Giải đáp nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào?

1.4. Cơ thể bị mất nước

Khi thời tiết nắng nóng, thân nhiệt con người sẽ tăng cao, dẫn đến các tình trạng như đổ nhiều mồ hôi, kèm theo sự mất đi một lượng lớn các khoáng chất cần thiết như kali và natri. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy khát và giảm tần suất đi tiểu hơn so với bình thường, đồng thời lưỡi và miệng cũng có dấu hiệu khô. Đây chính là những biểu hiện đặc trưng của tình trạng mất nước khi nhiệt độ môi trường quá nóng.

Nếu tình trạng mất nước không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như choáng váng, chóng mặt, rối loạn ý thức, sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, đau bụng hoặc ngực. Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng bù nước cho cơ thể để cân bằng lượng đường và muối. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, bệnh nhân cần được chăm sóc khẩn cấp và truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch IV.

1.5. Phát ban nhiệt do thời tiết oi nóng

Phát ban nhiệt là một chứng bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, nhất là trẻ sơ sinh. Căn bệnh này có xu hướng xảy ra trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm khiến cơ thể phải đổ nhiều mồ hôi, làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi.

Khi lỗ chân lông không thể thoát mồ hôi như bình thường, các nốt mụn đỏ li ti sẽ xuất hiện trên da. Đa số các nốt phát ban nhiệt sẽ bùng phát ở những khu vực như bẹn, nách, cổ, dưới ngực hoặc khuỷu tay. Đối với trẻ sơ sinh, nốt mụn sẽ mọc nhiều ở dưới cằm và vùng bẹn.

Để ngăn ngừa và điều trị tình trạng phát ban nhiệt do sức nóng môi trường tăng cao, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton. Ngoài ra, bạn cũng cần cố gắng giữ cho vùng da phát ban luôn trong trạng thái khô ráo nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau đây để nhanh chóng đẩy lùi phát ban nhiệt, bao gồm:

  • Bổ sung nước cho cơ thể, giúp cấp ẩm cho da, giảm tình trạng ngứa ngáy do phát ban.
  • Tránh gãi lên các nốt mụn vì có thể làm trầy xước da và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc mỡ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng các thiết bị làm mát cơ thể như quạt hoặc điều hoà để hạ thân nhiệt trong những ngày oi nóng.

1.6. Nhiệt độ môi trường cao dẫn đến cháy nắng

Cháy nắng là hiện tượng bỏng lớp da trần bên ngoài do tiếp xúc quá lâu với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Thông thường, màu sắc của da sẽ được quyết định bởi sắc tố melanin, đồng thời giúp bảo vệ làn da dưới sự tác động của tia nắng. Tuy nhiên, nếu lượng melanin không sản xuất đủ, các tế bào da của bạn sẽ bị sưng, đỏ và đau, dẫn đến hiện tượng cháy nắng (sạm da).

Khi bị cháy nắng, người bệnh sẽ có cảm giác hơi ngứa, đau, nóng và đỏ da. Trong trường hợp nghiêm trọng, cháy nắng có thể gây ra các triệu chứng đáng chú ý như nổi mụn nước, sốt, buồn nôn và đau đầu. Về lâu dài, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da do các tế bào da bị tổn thương trầm trọng.

Nếu có triệu chứng của cháy nắng, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp giúp hạ thân nhiệt, bao gồm:

  • Ngâm mình dưới nước mát hoặc chườm lạnh.
  • Uống nhiều nước, tránh cọ xát bất kỳ vết phồng rộp nào trên da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ giúp làm dịu cơn đau rát và khô da.
  • Giảm viêm bằng các loại thuốc chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen và aspirin.
  • Dùng kem cortisone 1% không kê đơn trong vòng vài ngày để làm dịu da bị cháy nắng.

Tốt hơn hết, để ngăn ngừa nguy cơ bị cháy nắng do ảnh hưởng từ sức nóng của môi trường, bạn nên mặc quần áo dài, đội mũ, đeo kính râm mỗi khi ra ngoài trời. Đặc biệt, đừng quên thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để bảo vệ làn da khỏi tia UV.

1.7. Ngất xỉu khi nhiệt độ môi trường quá cao

Khi mới đến một nơi nóng nực và oi bức, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngất xỉu. Do đó, hãy chú ý giữ đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Sức nóng hoặc nhiệt độ cao có thể khiến bạn bị mất nước, làm não khó nhận đủ máu hơn bình thường. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, chóng mặt và dẫn đến ngất xỉu.

Nguy cơ ngất xỉu sẽ tăng lên nếu bạn đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột. Do đó, nếu bạn cảm thấy bỗng dưng đầu óc choáng váng hoặc xây xẩm, hãy từ từ nằm xuống và nâng cao chân lên trên đầu. Tốt nhất, bạn nên đến một khu vực mát mẻ, thoáng đãng và uống nước càng sớm càng tốt.

nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào
Nhiệt độ môi trường cao dẫn đến cháy nắng

1.8. Sức nóng gây phù nhiệt

Phù nhiệt là một vấn đề về da, đặc trưng bởi tình trạng da bị phù nề khi các mạch máu giãn nở. Sự giãn mạch thường xảy ra khi cơ thể bạn tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, khiến phá vợ sự cân bằng của lượng muối, từ đó dẫn đến hiện tượng phù nhiệt.

Nhìn chung, đối tượng có nguy cơ cao bị phù nhiệt nhất là người cao tuổi, đặc biệt là người có các vấn đề về hệ tuần hoàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị phù nhiệt nếu đang từ vùng khí hậu lạnh sang vùng khí hậu nóng đột ngột.

Sức nóng từ môi trường có thể khiến cho ngón tay, ngón chân và mắt cá chân của người bị phù nhiệt sưng lên, kèm theo triệu chứng căng da. Đây không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng và có thể biến mất khi thân nhiệt con người hạ xuống hoặc người bệnh kê cao chân. Trong trường hợp cảm thấy đau khi bị phù nhiệt, hoặc các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến khám bác sĩ sớm đề được xử lý đúng cách.

1.9. Sức nóng làm tăng nhịp tim

Thời tiết quá nóng bức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch của bạn, dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim. Theo nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ ở môi trường bên ngoài bằng hoặc cao hơn thân nhiệt con người, tim sẽ phải bơm máu vất vả hơn.

Khi đó, nhịp tim có thể tăng từ 2 – 4 nhịp / phút để có thể bơm máu nhiều hơn đến da – nơi giúp giải phóng một lượng nhiệt bổ sung. Kết quả là các bộ phận khác của cơ thể không nhận đủ máu, khiến bạn trở nên uể oải, mệt mỏi, nhất là khi bạn đang cố gắng làm các công việc nặng nhọc về thể chất hoặc trí óc.

1.10. Hạ huyết áp khi nhiệt độ môi trường cao

Khi nóng, cơ thể bạn sẽ đổ nhiều mồ hôi và làm mất đi một lượng lớn chất lỏng cũng như chất điện giải. Ngoài ra, nhiệt cũng khiến cho các mạch máu bị giãn nở để tăng tiết mồ hôi.

Những điều này kết hợp với nhau sẽ khiến huyết áp của bạn bị hạ xuống thấp, dẫn đến triệu chứng choáng váng hoặc thậm chí ngất xỉu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiệt độ cao cũng khiến cho tim không bơm máu như bình thường và không thể điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu lớn hơn của cơ thể.

1.11. Gây khó tập trung và lo lắng

Bạn có thể cảm thấy khó tập trung trong học tập cũng như công việc khi phải chịu đựng sức nóng từ môi trường. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống một chút nước giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị say nắng và trở nên rối loạn về ý thức, không biết mình đang ở đâu hay đang làm gì thì đây là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng cần chăm sóc y tế khẩn cấp.

2. Có nên tập thể dục trong thời tiết oi nóng hay không?

Bạn có thể thoải mái tập thể dục bên ngoài trời khi nhiệt độ ở mốc 85 độ C và có độ ẩm thấp. Tuy nhiên, nếu độ ẩm chạm ngưỡng 80%, nhiệt độ môi trường sẽ lên đến 97 độ và bạn nên tránh tập thể dục trong điều kiện thời tiết này vì nó sẽ khiến cơ thể dễ bị kiệt sức vì nhiệt.

Ngoài ra, khi tập thể dục ngoài trời, bạn cũng nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi. Đừng quên uống nhiều nước và nhận biết những dấu hiệu về các bệnh liên quan đến nhiệt. Nếu nóng quá, bạn chỉ nên tập luyện trong nhà để ngăn ngừa nguy cơ bị say nắng, phù nhiệt,...

nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào
Tránh tập thể dục nếu thời tiết quá nóng

3. Các biện pháp phòng ngừa những bệnh do nhiệt

Khi có một đợt nóng ập đến, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa các bệnh do nhiệt. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước (khoảng 2 - 3 lít / ngày) ngay cả khi không cảm thấy khát.
  • Thường xuyên ăn các bữa nhẹ trong ngày.
  • Tránh các đồ uống có chứa caffeine và rượu, vì những chất này sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị mất nước.
  • Mặc quần áo sáng màu, nhẹ và thông thoáng.
  • Ở trong nhà nhiều nhất có thể và hạn chế những công việc ngoài trời.
  • Tuyệt đối không để trẻ em hoặc thú cưng một mình trong xe hơi, ngay cả khi bên ngoài trời không quá nóng.

Sức nóng có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thẻ. Vì thế, để tránh tình trạng bỏng, sốc nhiệt, say nắng thì bạn cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan