Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị Basedow

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Phẫu thuật nội soi giảm áp ổ mắt là phẫu thuật nội soi lấy đi thành trong ổ mắt để làm giảm áp suất bên trong ổ mắt. Phẫu thuật có thể tiếp cận đến đỉnh ổ mắt.

1. Tổng quan

Bệnh mắt Basedow cho tới nay vẫn còn là một thách thức về mặt chẩn đoán và điều trị. Đây là một bệnh cho rối loạn miễn dịch và cũng là biểu hiện thường gặp nhất của cường chức năng tuyết giáp trong bệnh Basedow. Mặt khác bệnh Basedow cũng có thể gặp trên bệnh nhân bình giáp hoặc nhược giáp gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Mặc dù sinh lý bệnh của bệnh mắt Basedow vẫn còn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng việc điều trị Basedow cần phải kết hợp điều trị rối loạn hormone giáp và những bệnh lý tại hốc mắt.

Đối với những bệnh nhân bị như này cần phẫu thuật giảm áp hốc mắt là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả. Mục đích của phẫu thuật giảm áp hốc mắt là làm giảm áp lực trong hốc mắt để giải phóng chèn ép bằng cách cắt thành xương hốc mắt và lấy bớt tổ chức mỡ hốc mắt phì đại nhằm làm tăng thể tích hốc mắt.

2. Chỉ định phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị Basedow

Basedow
Tuyến giáp phình ra là yếu tố bị lồi mắt

- Tăng áp hốc mắt do tụ máu phù nề sau chấn thương, do viêm,..

- Lồi mắt do bệnh lý tuyến giáp

Kỹ thuật giảm áp lực hốc mắt (nhằm giảm độ lồi và giải phóng chèn ép dây thần kinh thị giác) bằng cách lấy bỏ phần xương mỏng - xương giấy ở thành trong hốc mắt cùng các tế bào sàng để các tổ chức hốc mắt được giải phóng.

Phẫu thuật cho phép quan sát rõ thành xương định lấy bỏ, có thể tiếp cận đến đỉnh hốc mắt nên hiệu quả trong việc giải phóng chèn ép thị thần kinh nói riêng và giảm áp hốc mắt nói chung. Phẫu thuật ít gây xuất huyết đỉnh hốc mắt, không làm tăng áp lực lên thị thần kinh và tổ chức trong hốc mắt trong mổ (yếu tố được cho là góp phần làm giảm thị lực sau mổ). Đường mổ không để lại sẹo, không gây phù nề tổ chức hốc mắt nên có ưu điểm về mặt thẩm mỹ. Phẫu thuật có thể được tiến hành cùng với phẫu thuật giảm áp thành ngoài hoặc thành dưới để làm tăng hiệu quả giáp áp trong trường hợp độ lồi lớn.

3. Các bước chuẩn bị

3.1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ thạc sĩ, chuyên khoa II trở lên được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật nội soi mũi xoang.

3.2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang, optic 0o và optic 45o, mũi khoan kim cương dài và thiết bị bơm nước để giảm nhiệt vùng xương bị mài.

- Thuốc tê: Lidocain và adrenalin 1/10.000. Dùng thuốc co mạch như: naphazolin, oxymetazolin.

3.3. Người bệnh

Người bệnh được:

+ Làm các xét nghiệm thường quy

+ Khám trước mổ như thông thường.

+ Khám nội soi tai mũi họng.

+ Được chụp phim cắt lớp vi tính mũi xoang 2 tư thế coronal và axial.

4. Các bước thực hiện

Gây mê toàn thân
Gây mê toàn thân

4.1. Phương pháp gây tê, gây mê

Phẫu thuật có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.

4.2. Kỹ thuật

  • Người bệnh nằm ngửa, kê gối tròn dưới đầu.
  • Dùng bấc mũi tẩm thuốc co mạch: naphazolin, oxymetazolin,.. đặt vào mũi.
  • Dùng dao lúa cắt mỏm móc từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước bằng kìm cắt ngược.
  • Lấy kìm cắt ngược để mở rộng lỗ thông xoang hàm.
  • Mở bóng sàng bằng kẹp Blakesley hay thìa nạo để dẫn lưu các xoang sàng trước. Mở xuyên mảnh nền xương cuốn giữa đến các tế bào sàng sau để làm sạch và dẫn lưu, bộc lộ xương giấy. Rạch xương giấy bằng bay.
  • Dùng kìm đột gặm dần xương giấy theo hướng xuống dưới, lên trên và ra sau. Xương giấy cũng có thể được gặm từ sau ra trước bằng kìm cắt ngược nhưng chúng ta cần dừng thao tác khi tiếp cận với vùng xương cứng để tránh làm tổn thương ống lệ. Người phụ phải ấn vào mi mắt để phẫu thuật viên thấy được bao ổ mắt đã được bộc lộ bao nhiêu.
  • Phần xương nối giữa thành trong và thành dưới của ổ mắt rất dày chắc vì vậy chúng ta không nên lấy thành xương này vì động tác này có thể gây nên tình trạng song thị.
  • Dùng dao rạch cốt mạc sau khi toàn bộ ổ mắt đã được giảm áp. Đầu tiên rạch một đường rạch ngang bắt đầu ở phía sau trên cốt mạc, sau đó rạch tiếp một số đường song song rồi rạch các đường theo phương thẳng đứng để tạo thành hình mắt lưới. Lưu ý tránh động tác rạch sâu sẽ làm tổn thương cơ thẳng trong.
  • Sau khi rạch cốt mạc xong, người phụ dùng tay ấn nhãn cầu để làm cho mảnh cốt mạc rời ra hoàn toàn và mỡ ổ mắt dễ dàng qua lỗ hở vừa tạo ra vào hốc mũi.
  • Trong phẫu thuật giảm áp ổ mắt toàn bộ, dùng khoan kim cương lấy đi tổ chức xương ở đỉnh ổ mắt (phần xương này rất cứng và chắc). Trong khi khoan, phải thường xuyên bơm nước để tránh hiệu ứng nhiệt do ma sát truyền vào làm tổn thương thần kinh thị giác

5. Chăm sóc sau mổ

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid giúp giảm đau hậu phẫu
Sử dụng thuốc kháng sinh để cầm máu

6. Tai biến và xử trí

  • Viêm mô tế bào quanh hốc mắt: Biểu hiện người bệnh sưng và đau mắt tăng dần.
  • Xử trí:
    • Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau.
    • Thuốc kháng sinh nhỏ mắt.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán Basedow

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan