Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên

Những tổn thương gây đứt dây thần kinh, nhất là thần kinh ngoại biên rất khó điều trị. Do thần kinh vốn là tổ chức cấp cao, không một mô nào có thể thay thế được, lại ít nuôi dưỡng từ máu nên rất khó lành vết thương. Nhưng với kỹ thuật phẫu thuật nối-ghép dây thần kinh ngoại biên đã giúp bệnh nhân thêm nhiều cơ hội phục hồi dây thần kinh.

1. Khó khăn trong việc thực hiện phẫu thuật thần kinh ngoại biên

Phẫu thuật thần kinh ngoại biên nhằm giúp phục hồi các dây thần kinh bị tổn thương. Tuy nhiên trước đây do sự hạn chế về thiết bộ hỗ trợ nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nguyên nhân là:

Sự hoạt động khác nhau giữa thần kinh và các mô khác khiến không mô nào có thể thay thế được thần kinh. Nếu như thần kinh hoạt động theo nguyên tắc điện xung và dẫn truyền, thì các mô khác lại gần như không hoạt động theo nguyên tắc này. Do vậy, khi gặp các chấn thương về thần kinh thì rất khó điều trị và phục hồi.

Hơn nữa với các mô khác, phần lớn được máu nuôi dưỡng, nên khi thực hiện khâu-nối vết thương sẽ dễ liền hơn. Nhưng thần kinh lại ngược lại, ít được nuôi dưỡng từ mạch máu, do vậy khi tiến hành phẫu thuật khả năng liền và phục hồi vết thương rất khó. Đã vậy, khả năng phục hồi sau phẫu thuật cũng không đạt được hiệu quả cao. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ liên tục xuất hiện các cảm giác: tê bì, kiến bò, không cảm nhận được không gian,... thậm chí là đau kiểu u thần kinh tác động.

Do vậy, những khó khăn trong việc phẫu thuật nối-ghép thần kinh đã khiến bệnh nhân và bác sĩ rất đau đầu. Đối với những đoạn thần kinh cần nối có khoảng cách 2 đầu < 5mm thì có thể thực hiện khâu nối được, nhưng khi >5mm thì có thể cần ghép thần kinh tự thân. Nói chung, nếu khâu nối thần kinh mà thấy căng thì nên chuyển qua ghép thần kinh.

2. Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên

Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên
Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, các chuyên gia đã tạo ra những thiết bị kỹ thuật hỗ trợ phương pháp nối-ghép dây thần kinh, nhất là thần kinh ngoại biên. Thiết bị này mang tên là “Ống dẫn thần kinh”. Thiết bị đã ngăn ngừa được tối đa biến chứng sau phẫu thuật nối-ghép và tăng khả năng phục hồi. Dù là ống dẫn thần kinh nhân tạo nhưng lại có hiệu dụng sinh học cao. Các kỹ sư sinh học Trường đại học Sheffield (tỉnh Yorkshire, Vương quốc Anh) đã hợp tác với Công ty Laser Zentrum Hannover Đức) áp dụng công nghệ “mô phỏng sinh học” chế tạo ra “ống dẫn thần kinh” có tác dụng kích thích sự phục hồi và tái tạo thần kinh.

Ống dẫn thần kinh có tác dụng giúp các sợi thần kinh bé li ti đi đúng hướng, đúng chức năng bằng cách ráp nối. Nó có các vi ống nhỏ và các đường dẫn để dẫn đường cho sợi thần kinh phát triển. Ngoài ra, nó còn chứa các chất kích thích phát triển thần kinh trên nền một màng sinh học tự tiêu. Điều này làm tăng tốc quá trình hồi phục, chuẩn hoá hơn trong kết nối và quan trọng hơn là không hình thành nên các u thần kinh.

Nếu trước khi những khuyết đoạn <5mm thì cần dựa vào mảnh ghép thần kinh tự thân, nhưng giờ đây những khuyết đoạn <5mm có thể được chỉ định ghép thần kinh.

Với ống dẫn thần kinh, việc phẫu thuật nối-ghép thần kinh đã đem lại niềm hi vọng cho những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không được chỉ định cho những bệnh nhân mang các bệnh như: giang mai, lao phổi, hay tuổi cao sức yếu không đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật.

Đối với những vết thương bị nhiễm khuẩn, dây thần kinh bị dập nát nhiều khiến việc che phủ vùng khâu nối không thực hiện được, thì cũng không được chỉ định phẫu thuật. Đặc biệt với các dây thần kinh bị teo và thoái hóa nặng cũng không được chỉ định.

3. Tiến hành phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên

Gây mê nội khí quản
Gây mê nội khí quản trước khi tiến hành phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên

Bước 1: Chuẩn bị

  • Để thực hiện phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên, bệnh viện cần chuẩn bị một kíp mổ gồm: 3 bác sĩ ( 1 bác sĩ phẫu thuật chính và 2 bác sĩ hỗ trợ mổ); 2 điều dưỡng; 1 bác sĩ gây mê và 1 điều dưỡng gây mê.
  • Đầy đủ các dụng cụ phẫu thuật, bao gồm: Kính vi phẫu; Vật tư tiêu hao và Bộ dẫn lưu kín đặt dưới da.
  • Về phía người bệnh được vệ sinh toàn thân. Trước khi phẫu thuật sẽ được khám lâm sàng: khám tại chỗ, khám vận động, cảm giác và thực hiện các xét nghiệm: Xquang tim phổi, Xquang bàn tay, công thức máu, máu chảy máu đông, sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu...

Bước 2: Tiến hành

  • Bệnh nhân được sát khuẩn vùng thực hiện mổ, garo hơi hoặc garo bằng băng chun. Tư thế nằm phải bộc lộ phần chi thể có thần kinh tổn thương.
  • Gây tê vùng hoặc gây tê đám rối cánh tay hoặc gây mê nội khí quản tùy theo tình trạng người bệnh và các tổn thương phối hợp.
  • Dựa theo đường vết thương hoặc đường sẹo, phẫu thuật viên thực hiện mở đường. Đưa hai đầu cụt của dây TK bị tổn thương ra khỏi tổ chức xung quanh bằng cách bóc tách và bộc lộ.
  • Tùy theo tình trạng của người bệnh mà xử lý các tổn thương khác như: gãy xương, đứt gân, tổn thương cơ, mạch máu.
  • Dưới kính vi phẫu thực hiện khâu nối thần kinh bao ngoài, bao bó sợi. Cần chuẩn bị sẵn thần kinh hiển để ghép, nếu đánh giá thấy miệng nối bị căng.

Bước 3: Đóng vết mổ, đặt 1 dẫn lưu kín ổ mổ. Kết thúc phẫu thuật. Người bệnh được bột bất động chi thể được ghép nối thần kinh

4. Hậu phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên

Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP
Sau phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên bệnh nhân vẫn sủ dụng thuốc kháng sinh

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi kỹ càng về vết mổ, dùng thuốc kháng sinh và tập phục hồi chức năng. Nếu xảy ra biến chứng thì cần xử lý ngay lập tức.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan