Phẫu thuật nội soi khoan kích thích tủy

Thoái hóa khớp gối là bệnh gây đau đớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Người bị thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời có thể bị teo cơ. Phẫu thuật nội soi khoan kích thích tủy là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và được áp dụng nhiều hiện nay.

1. Sụn khớp gối là gì?

Sụn khớp gối là phần sụn bọc ở đầu dưới của xương đùi, sụn ở đầu trên của xương chày và phần sụn ở mặt sau của xương bánh chè.

Các sụn khớp chủ yếu được cấu tạo từ dịch, chúng giúp hấp thụ phần lớn các lực tác động lên 2 đầu của xương. Việc này đảm bảo sự chuyển động một cách liên tục của khớp gối khi trong các hoạt động của con người.

2. Những tổn thương thường gặp ở sụn khớp gối

Sụn khớp cũng có thể bị tổn thương do chấn thương hay bị thoái hóa trong quá trình hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, sụn khớp lại không thể có khả năng tự phục hồi lại như cũ mà các tổn thương này sẽ diễn tiến nặng dần từng ngày dẫn đến mất hoàn toàn phần sụn khớp và làm lộ xương dưới sụn.

Khi bị mất đi lớp sụn khớp, các khớp sẽ mất đi bề mặt trơn láng với khả năng hấp thụ lực trong vận động. Chính vì thế, người bệnh sẽ có biểu hiện bị sưng và đau khớp gối khi vận động, cơn đau có thể nặng hơn khi ngồi xổm hay đi cầu thang. Bệnh nhân cũng có thể bị kẹt khớp gối vì sụn bong ra ở trong khớp gối, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hạn chế vận động cơ và teo cơ.

Tổn thương sụn có thể do các tổn thương cơ học như:

Các bệnh lý có thể gây tổn thương sụn:

Các cấp độ tổn thương sụn khớp bao gồm:

Tổn thương sụn khớp được chia làm nhiều cấp độ, mỗi loại tổn thương với cấp độ khác nhau sẽ được chỉ định điều trị bằng những phương pháp khác nhau.

  • Độ I: Mềm sụn khớp
  • Độ II: Sẹo hóa mô fibrin và có rãnh nứt nông trên bề mặt sụn khớp
  • Độ III: Rãnh nứt sâu ở bề mặt sụn khớp nhưng không lộ xương
  • Độ IV: Mất sụn khớp, lộ xương dưới sụn
Xơ cứng teo cơ một bên
Tổn thương ở sụn khớp gối khiến hạn chế vận động và teo cơ

3. Một số phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay

3.1 Phẫu thuật nội soi rửa khớp gối

Về cơ bản, đây phẫu thuật rửa khớp gối dùng dung dịch nước muối sinh lý để rửa qua 2 ống trocar. Trên lý thuyết, phương pháp này có thể loại bỏ các mảnh dị vật nhỏ xuất hiện do quá trình bào mòn sụn khớp, loại bỏ được các cytokines.

Phẫu thuật nội soi rửa khớp, cắt lọc tổ chức viêm bao hoạt dịch, lại bỏ dị vật khớp gối, cắt bỏ gai xương rìa. Những mảnh sụn khớp còn bám nhưng đã mất sự vững chắc và có nguy cơ bong, gãy tạo ra dị vật cũng được loại bỏ. Sụn chêm bị rách do thoái hóa cũng sẽ được xử lý.

3.2 Đục xương sửa trục

Mục đích chính của phương pháp này đó là làm thay đổi trục cơ học của chân, chuyển trọng tâm chịu lực từ khoang thoái hóa khớp sang khoang lành dựa theo trục sinh lý. Điều này giúp làm giảm tác dụng lực lên bề mặt khớp bị thoái hóa, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp bệnh nhân giảm đau.

Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp thoái hóa khớp gối sớm, thoái hóa 1 khoang, thường hay gặp ở bệnh nhân bị biến dạng chân kiểu vẹo trong, vẹo ngoài (kiểu chữ O, X hay K). Có thể chọn vị trí đục xương ở mâm chày hay trên lồi cầu đùi, có thể đục kiểu “V đóng” hay “V mở” tùy trường hợp.

3.3 Kỹ thuật nội soi khoan kích thích tủy

Kỹ thuật nội soi khoan kích thích tủy là kỹ thuật được áp dụng trong điều trị các tổn thương sụn khớp gối.

Các tổn thương sụn khớp có 4 cấp độ khác nhau, tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng với tổn thương cấp độ III và IV, khi phần sụn khớp đã có dấu hiệu tổn thương nặng, cần tái tạo sụn mới. Không chỉ vậy, kỹ thuật này cũng chỉ được chỉ định cho các tổn thương từ 2 – 3cm2. Những trường hợp có diện tích tổn thương > 3cm2 hay tổn thương thoái hóa lan tỏa không dùng phương pháp này.

3.3.1 Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Người thực hiện: Người thực hiện phẫu thuật này phải là bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật chỉnh hình và đã được đào tạo đầy đủ về phẫu thuật nội soi khớp gối.
  • Phương tiện, dụng cụ: Dàn máy nội soi khớp, dụng cụ nội soi khớp gối và dụng cụ đóng kích thích tủy.
  • Bệnh nhân cần được xét nghiệm, giải thích về phương pháp phẫu thuật, các nguy cơ và bài tập phục hồi chức năng sau mổ. Bệnh nhân vệ sinh thân thể, nhịn ăn 6 tiếng trước khi mổ.
Khám bệnh
Trước phẫu thuật, người bệnh được bác sĩ giải thích về phương pháp phẫu thuật

3.3.2 Kỹ thuật nội soi khoan kích thích tủy như thế nào?

Trong phẫu thuật nội soi khoan kích thích tủy, bác sĩ sẽ chẩn đoán qua nội soi để đánh giá kích thước cũng như độ sâu của tổn thương bằng cách gập duỗi tối đa toàn bộ mặt khớp. Từ đó đánh giá và điều trị được các tổn thương phối hợp.

  • Cắt lọc các mảnh sụn rời và các bờ sụn bị tổn thương cho đến phần sụn bình thường.
  • Loại bỏ các chồi xương rồi mài bớt lớp xương bị chai ở đáy của vùng bị tổn thương. Điều này làm tăng sự bám dính của các cục máu đông, cải thiện chất dinh dưỡng nuôi sụn.
  • Dùng dụng cụ đóng tạo các lỗ có khoảng cách 3 – 4mm để kích thích tủy ở vùng tổn thương.
  • Ngừng bơm nước và xác định dòng máu chảy từ trong tủy xương chảy ra các lỗ vừa tạo.
  • Không dẫn lưu khớp và khâu vết mổ.

Sau phẫu thuật, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vùng sụn mới được hình thành chủ yếu là sụn xơ với thành phần là các chất căn bản, các tế bào sụn cũng thưa thớt. Chính vì thế, phương pháp này thường được phối hợp với kỹ thuật ghép tế bào sụn tự thân hay ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại.

3.3.3 Theo dõi và xử lý tai biến

Bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi mổ và sau mổ 24h. Sau khi mổ sử dụng thuốc giảm đau và chườm lạnh.

Chế độ luyện tập: Đi nạng và chạm nhẹ chân đau trong 6 – 8 tuần. Luyện tập động tác gập, duỗi thụ động trong 4 – 6 tuần đầu. Các tai biến có thể xảy ra là viêm khớp hoặc nhiễm trùng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

378 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan