Rối loạn lưỡng cực và tự tử

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần nghiêm trọng, được đặc trưng bởi những thay đổi cực độ trong tâm trạng của bệnh nhân từ hưng cảm đến trầm cảm. Giữa những giai đoạn tâm trạng này, bệnh nhân có thể trải qua những giai đoạn với tâm trạng bình thường. Rối loạn lưỡng cực có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm nếu không được điều trị thích hợp.

1. Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực, còn được gọi là rối loạn trầm cảm hưng cảm, là một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Đó là một chứng rối loạn có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm, đặc biệt là khi các mối quan hệ và sự nghiệp của bệnh nhân bị tổn hại, thậm chí người bệnh có xu hướng tự tử nếu không được điều trị.

Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi những thay đổi cực độ trong tâm trạng, từ hưng cảm đến trầm cảm. Giữa những giai đoạn tâm trạng này, người bị rối loạn lưỡng cực có thể trải qua những giai đoạn với tâm trạng bình thường.

Giai đoạn hưng cảm trong bệnh rối loạn lưỡng cực được mô tả là một giai đoạn khiến bệnh nhân cảm thấy bồn chồn, tràn đầy năng lượng, nói nhiều, liều lĩnh, mạnh mẽ, hưng phấn. Có thể xảy ra tình trạng tiêu xài hoang phí hoặc tình dục mạo hiểm bốc đồng. Sau đó, vào một thời điểm nào đó, tâm trạng bay bổng này có thể chuyển sang một thứ gì đó đen tối hơn - khó chịu, bối rối, tức giận, cảm thấy bị mắc kẹt.

Giai đoạn trầm cảm trong bệnh rối loạn lưỡng cực được mô tả tâm trạng trái ngược với giai đoạn hưng cảm, với các biểu hiện như buồn bã, khóc lóc, cảm giác vô dụng, mất năng lượng, mất niềm vui, khó ngủ.

Nhưng biểu hiện hưng cảm và trầm cảm ở mỗi người là khác nhau, rối loạn lưỡng cực là một rối loạn phức tạp để có thể chẩn đoán. Đối với một số người, hưng cảm hoặc trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc thậm chí một năm hoặc hơn. Đối với những người khác, rối loạn lưỡng cực xảy ra dưới dạng các giai đoạn tâm trạng thường xuyên và ngắn hơn.

trải qua giai đoạn hưng cảm có thể nghĩ rằng mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, nguy hiểm sẽ đến khi cơn hưng cảm trở nên tồi tệ hơn. Những thay đổi có thể rất ấn tượng và được đánh dấu bằng hành vi liều lĩnh, quan hệ tình dục bừa bãi, các rủi ro cá nhân hoặc liên quan đến công việc và sự vô trách nhiệm về tài chính.

Các giai đoạn chán nản có thể nguy hiểm như nhau. Một người có thể thường xuyên có ý nghĩ tự tử.

Rối loạn lưỡng cực 1
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi cực độ trong tâm trạng của bệnh nhân từ hưng cảm đến trầm cảm

Rối loạn lưỡng cực cũng gây khó khăn đối với gia đình của những người bệnh không kém. Theo một số chuyên gia, tình trạng này là một trong những căn bệnh tâm thần khó chấp nhận nhất đối với các gia đình. Khi một người đôi khi làm việc rất hiệu quả và sau đó trở nên vô lý, điều đó có vẻ giống như một hành vi xấu hơn là một căn bệnh.

Nếu điều này xảy ra với bạn hoặc người thân của bạn thì bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là đến gặp bác sĩ tâm lý. Cho dù đó là rối loạn lưỡng cực hay một vấn đề khác liên quan đến tâm trạng, các phương pháp điều trị hiệu quả đều có sẵn. Điều quan trọng nhất là bạn nhận ra vấn đề và bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp.

2. Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?

Những người bị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác thường có các giai đoạn khi họ cảm thấy vô cùng buồn bã, tuyệt vọng, lo lắng hoặc bối rối. Khi những cảm xúc này trở nên quá mãnh liệt, người đó có thể phải vật lộn với cách đối phó với những cảm xúc lấn át và đối với một số người, nỗ lực đối phó với nỗi đau khổ có thể được coi là hành vi tự gây thương tích.

Tự gây thương tích, thường bao gồm cắt, tự cắt hoặc tự làm hại bản thân, là một nỗ lực gây tổn thương để đối phó với những cảm xúc tiêu cực đang chế ngự, chẳng hạn như tức giận, lo lắng và thất vọng tột độ. Nó không phải là một hành động một lần, mà thường lặp đi lặp lại.

Thông thường, những người cố ý gây thương tích cho mình là những người đã phải trải qua những sự kiện đau thương trong thời thơ ấu hoặc giai đoạn phát triển đầu đời.

2.1. Một số hình thức tự gây thương tích ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Cắt da bằng vật sắc nhọn là một trong những hình thức tự gây thương tích. Các hình thức tự gây thương tích khác có thể bao gồm đốt, đánh hoặc bầm tím, cắn, đập đầu hoặc cào da. Đôi khi nhổ tóc cũng là một hình thức tự làm tổn thương bản thân.

Một số người tự gây thương tích có thể làm như vậy một cách có phương pháp hoặc thường xuyên, gần như thể việc tự gây thương tích là một nghi lễ. Những người khác có thể bốc đồng tự làm tổn thương bản thân như một cách để giải thoát ngay lập tức cho sự căng thẳng đang tích tụ. Họ có thể tự làm tổn thương bản thân như một cách để điều chỉnh cảm xúc mãnh liệt hoặc như một cách tự đánh lạc hướng.

Dù dùng cách tự gây thương tích như thế nào thì đó cũng là một hành động không lành mạnh, nguy hiểm và có thể để lại những vết sẹo sâu cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tự hại
Cắt da bằng vật sắc nhọn là một trong những hình thức tự gây thương tích

2.2. Tại sao người bị rối loạn lưỡng cực lại tự gây thương tích?

Cũng giống như có những cách lành mạnh để giảm căng thẳng, chẳng hạn như tập thể dục, cũng có những cách không lành mạnh để đối phó với cảm giác tiêu cực. Đối với một số người, tự gây thương tích là một cách để giảm căng thẳng, đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

Cùng với việc tự làm tổn thương bản thân, một số người bị rối loạn lưỡng cực và các rối loạn tâm thần khác có thể lạm dụng ma túy hoặc rượu hơn những người không bị rối loạn tâm trạng. Một số chuyên gia tin rằng các hành vi nguy cơ có liên quan đến việc bệnh nhân cố gắng tự xoa dịu các trạng thái tâm trạng khó chịu, đặc biệt nếu họ cảm thấy bị choáng ngợp bởi những cảm xúc đau buồn.

Giống như ma túy và rượu, tự làm tổn thương bản thân không phải là một cách hiệu quả để cố gắng giảm bớt cảm xúc tiêu cực. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là những người bị rối loạn tâm thần đặc biệt là khi có các sự kiện đau buồn hoặc lạm dụng xảy ra trong thời thơ ấu cần nói chuyện với bác sĩ của họ về các chiến lược hiệu quả để giúp kiểm soát cảm xúc đau buồn.

2.3. Tự gây thương tích có thể dẫn đến tự tử không?

Tự tử là một nguy cơ lớn đối với những người bị rối loạn lưỡng cực. Từ 25% đến 50% những người bị rối loạn lưỡng cực cố gắng tự tử, và 15% chết do tự sát. Nhưng những người tự gây thương tích để thoát khỏi cảm giác tồi tệ không nhất thiết phải tự sát.

Mặc dù tự gây thương tích và tự tử là khác nhau, nhưng không nên cho rằng tự gây thương tích là một vấn đề nhỏ. Bản chất của hành vi tự gây thương tích là tổn thương về thể chất đối với cơ thể của một người. Điều quan trọng là người tự gây thương tích phải tìm kiếm sự giúp đỡ.

Tự tử
Tự tử là một nguy cơ lớn đối với những người bị rối loạn lưỡng cực

3. Rối loạn lưỡng cực và tự tử

Những người bị rối loạn lưỡng cực có nguy cơ tự tử rất cao nếu họ không được điều trị. Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ báo cáo rằng 30% -70% nạn nhân tự tử đã bị một dạng trầm cảm. Nam giới có tỷ lệ tự tử lên đến gần 75%, mặc dù số phụ nữ cố gắng tự tử nhiều gấp đôi nam giới.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử ở một người bao gồm:

  • Bị rối loạn tâm thần và lạm dụng chất kích thích
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần hoặc lạm dụng chất kích thích
  • Đã có ý định tự tử trước đây
  • Có tiền sử gia đình bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục
  • Có thành viên gia đình hoặc bạn bè đã cố gắng tự tử

Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết có nguy cơ tự tử và đã có những dấu hiệu cảnh báo đừng đứng yên. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay lập tức. Mọi người thường nói về tự tử trước khi họ cố gắng thực hiện nó, vì vậy hãy chú ý đến những gì họ đang nói và nghiêm túc xem xét chúng.

Một số dấu hiệu cảnh báo tự tử ở người rối loạn lưỡng cực bao gồm:

  • Nói về tự tử
  • Luôn nói hoặc nghĩ về cái chết
  • Đưa ra nhận xét về việc vô vọng, bất lực hoặc vô giá trị
  • Nói những điều như "Sẽ tốt hơn nếu tôi không ở đây" hoặc "Tôi muốn đi ra ngoài"
  • Trầm cảm trở lên tồi tệ hơn
  • Đột ngột chuyển từ rất buồn sang rất bình tĩnh hoặc tỏ ra vui vẻ
  • Sự gia tăng đáng kể trong việc lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Có một "điều ước được chết", cám dỗ số phận bằng cách chấp nhận rủi ro có thể dẫn đến cái chết, như lái xe vượt đèn đỏ
  • Mất hứng thú với những thứ mà trước đây từng quan tâm
  • Thăm hoặc gọi cho những người mà bạn quan tâm
  • Thay đổi ý chí
  • Tình trạng khó ngủ gần đây
  • Không ngủ
  • Có vẻ bồn chồn hoặc kích động
  • Nghĩ rằng không thể ngừng làm hại chính mình
  • Nghe tiếng nói bạn tự làm hại mình
  • Muốn tự tử

4. Rối loạn lưỡng cực có chữa được không?

Rối loạn lưỡng cực  1
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh lý kéo dài suốt đời. Điều trị được hướng vào việc quản lý các triệu chứng của bệnh

Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh lý kéo dài suốt đời. Điều trị được hướng vào việc quản lý các triệu chứng của bệnh.

Việc điều trị rối loạn lưỡng cực cần được hướng dẫn bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Điều trị rối loạn lưỡng cực bào gồm:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan