Sự liên quan giữa nhóm máu cha mẹ và con cái

Nhóm máu cha mẹ và con cái có mối quan hệ như thế nào, nhóm máu con theo bố hay mẹ, di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con có bất đồng không? Nếu có thì vấn đề gì sẽ xảy ra và điều trị như thế nào?

1. Nhóm máu là gì?

Trong cơ thể người có khoảng 4 - 6 lít máu. Máu được tạo thành từ các loại tế bào khác nhau trong huyết tương, bao gồm:

  • Hồng cầu: Cung cấp oxy đến các mô khác nhau trong cơ thể và loại bỏ carbon dioxide.
  • Bạch cầu: Tiêu diệt tác nhân xâm nhập và chống lại nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu: Giúp đông máu.

Huyết tương được tạo thành từ các protein và muối. Sự kết hợp của các phân tử protein trong máu tạo ra kháng nguyên và kháng thể, là điểm khác biệt giữa máu của người này so với người khác. Các kháng nguyên sống trên bề mặt của các tế bào hồng cầu còn kháng thể có trong huyết tương. Sự kết hợp của kháng nguyên và kháng thể trong máu là cơ sở để xác định nhóm máu.

Mặc dù có ít nhất 33 hệ thống lấy máu, nhưng chỉ có 2 hệ thống được sử dụng rộng rãi, đó là hệ thống nhóm máu ABO và Rh+ (dương tính) hoặc Rh- (âm tính). Hai nhóm này kết hợp với nhau tạo thành 8 nhóm máu cơ bản, đó là: A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.

2. Sự liên quan giữa nhóm máu cha mẹ và con cái

Nhóm máu được xác định bởi di truyền. Mỗi người thừa hưởng gen từ bố mẹ, một gen từ mẹ và một gen từ bố - để tạo ra một cặp. Vì vậy, nhóm máu cha mẹ và con cái có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

2.1 Di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con - Hệ ABO

Với hệ thống ABO, một người có thể thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại, dẫn đến nhóm máu AB. Hoặc cũng có thể nhận được kháng nguyên B từ cả cha và mẹ và tạo ra nhóm máu BB hoặc B.

Mặt khác, nhóm máu O không chứa bất kỳ kháng nguyên nào và không ảnh hưởng đến nhóm máu A và B. Vì vậy, nếu thừa hưởng O từ bố hoặc mẹ và A từ người còn lại, nhóm máu của con sẽ là A. Hoặc cả bố và mẹ có nhóm máu A hoặc B nhưng vẫn có thể sinh con có nhóm máu O nếu con mang gen O.

2.2 Di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con - Yếu tố Rh

Máu cũng được đánh theo yếu tố Rh. Đây là một kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào hồng cầu có kháng nguyên, nghĩa là dương tính với yếu tố Rh hay Rh+, ngược lại là Rh-.

Yếu tố Rh là một protein di truyền, vì vậy di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con sẽ quyết định Rh+ hay Rh-, nhưng phổ biến nhất là Rh+.

nhóm máu cha mẹ và con cái
Nhóm máu cha mẹ và con cái được xác định bởi yếu tố di truyền

3. Tương thích nhóm máu cha mẹ và con cái trong thai kỳ?

Rh+ hay Rh- thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu nhóm máu của người mẹ là Rh- nhưng di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con là Rh+ cần được lưu tâm. Bởi vì các tế bào máu từ trẻ Rh+ sẽ theo dòng máu của mẹ Rh- để kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể mẹ hình thành kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu Rh+ của em bé. Hiện tượng này gọi là bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.

Vì vậy, trong lần khám tiền sản đầu tiên, bác sĩ luôn đề nghị xét nghiệm sàng lọc nhóm máu và yếu tố Rh. Nếu mẹ có nhóm máu Rh-, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu lại trong những lần khám sản sau để kiểm tra kháng thể chống lại Rh đã được hình thành trong cơ thể. Điều đó cũng có nghĩa là trẻ có nhóm máu Rh+.

Nếu bác sĩ xác định di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con có khả năng không tương thích yếu tố Rh, mẹ cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ và thậm chí có thể cần được chăm sóc thêm.

Mặc dù máu của mẹ và thai nhi thường không trộn lẫn vào nhau trong thai kỳ, nhưng một lượng tối thiểu máu của trẻ và mẹ có thể tiếp xúc với nhau trong khi sinh. Vì vậy, nếu có sự không tương thích yếu tố Rh, lúc này cơ thể người mẹ có thể tạo ra các kháng thể Rh để chống lại yếu tố Rh.

Những kháng thể này sẽ không gây ra vấn đề cho trẻ có nhóm máu Rh+ trong lần mang thai đầu tiên. Nhưng có thể gây ra vấn đề trong những lần mang thai tiếp theo, nhất là khi trẻ có nhóm máu Rh+.

Nếu di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con xảy ra hiện tượng không tương thích yếu tố Rh trong lần mang thai đầu tiên và có sự không tương thích yếu tố Rh trong lần mang thai thứ hai và những lần mang thai tiếp theo, những kháng thể được tạo ra ở cơ thể người mẹ có thể làm hỏng các tế bào hồng cầu của trẻ. Khi đó, trẻ có thể cần được truyền hồng cầu khi còn trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh.

Xét nghiệm trước mang thai có liên quan đến nhóm máu cha mẹ và con cái
Xét nghiệm trước mang thai có liên quan đến nhóm máu cha mẹ và con cái

4. Điều trị nhóm máu cha mẹ và con cái không tương thích yếu tố Rh

Nếu đã được chẩn đoán không tương thích Rh, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sử dụng globulin miễn dịch Rh (RhoGAM) trong tháng thứ bảy của thai kỳ và sau đó lặp lại trong vòng 72 giờ sau khi sinh nếu di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con được xác nhận là Rh+ khi sinh.

Globulin miễn dịch Rh có chứa kháng thể Rh IgG, vì vậy cơ thể người mẹ sẽ không phản ứng với các tế bào Rh+ của trẻ và cơ thể mẹ sẽ không sản xuất ra các kháng thể Rh chống lại.

Tóm lại nhóm máu cha mẹ và con cái liên quan chặt chẽ với nhau, nhóm máu của con là được di truyền từ cha mẹ. Vì vậy, nhóm máu của mỗi người được quyết định trước khi sinh ra và không thể thay đổi được nhóm máu sau khi sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com - healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

214.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thiếu máu có thể làm bạn suy kiệt như thế nào?
    Thiếu máu có thể làm bạn suy kiệt như thế nào?

    Thiếu máu có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải hoặc suy kiệt không có đủ sức lực để thực hiện công việc hàng ngày. Bởi vì máu có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • reblozyl
    Công dụng thuốc Reblozyl

    Thuốc Reblozyl thuộc nhóm thuốc liên quan đến các bệnh về máu có thành phần chính bao gồm Luspatercept 25mg được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh beta thalassemia cần ...

    Đọc thêm
  • Luspatercept-aamt
    Công dụng thuốc Luspatercept-aamt

    Thuốc Luspatercept-aamt có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu trong bệnh thiếu máu ở bệnh nhân beta thalassemia (có số lượng hồng cầu thấp). Luspatercept-aamt được điều chế ở dạng tiêm. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên ...

    Đọc thêm
  • beleodaq
    Công dụng thuốc Beleodaq

    Thuốc Beleodaq được sử dụng để điều trị ung thư nhờ tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của tế bào ung thư. Đây là thuốc chỉ được sử dụng tại bệnh viện hoặc phòng khám dưới sự ...

    Đọc thêm
  • Romidepsin
    Công dụng thuốc Romidepsin

    Romidepsin là thuốc chống ung thư, có tác dụng làm ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị u lympho tế bào T ở da và u lympho tế bào T ...

    Đọc thêm