Tại sao có hiện tượng đi tiểu liên tục?

Đi tiểu liên tục có nghĩa là có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nó có thể phá vỡ một thói quen bình thường, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc liên quan đến bệnh thận.

1. Thế nào là đi tiểu liên tục?

Đi tiểu là cách cơ thể loại bỏ chất thải. Nước tiểu chứa nước, axit uric, ure, và độc tố và chất thải được lọc từ bên trong cơ thể. Thận đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Nước tiểu đọng lại trong bàng quang tiết niệu cho đến khi nó đạt đến điểm đầy và muốn đi tiểu. Lúc này, nước tiểu bị tống ra khỏi cơ thể.

Đi tiểu liên tục không giống như tiểu không tự chủ, điều này đề cập đến việc kiểm soát bàng quang ít. Đi tiểu liên tục chỉ có nghĩa là cần phải vào phòng tắm để đi tiểu thường xuyên hơn. Nó có thể xảy ra cùng với tiểu không tự chủ, nhưng nó không giống nhau.

Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đi tiểu liên tục có thể được định nghĩa là cần đi tiểu hơn 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ trong khi uống khoảng 2 lít chất lỏng.

Tuy nhiên, tình trạng này ở mỗi cá nhân là khác nhau, và hầu hết mọi người chỉ gặp bác sĩ khi đi tiểu trở nên thường xuyên đến mức họ cảm thấy không thoải mái. Trẻ em có bàng quang nhỏ hơn, vì vậy việc đi tiểu thường xuyên hơn là điều bình thường.

Đi tiểu
Trẻ em đi tiểu thường xuyên hơn 7 lần trong một ngày

2. Nguyên nhân dẫn đến việc đi tiểu liên tục?

Nguyên nhân đi tiểu liên tục dựa trên lối sống bao gồm uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nếu chúng có chứa caffeine hoặc rượu. Vào ban đêm, điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ với sự thôi thúc đi tiểu. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể phát triển như một thói quen.

Tuy nhiên, đi tiểu liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc niệu quản, các vấn đề về bàng quang tiết niệu hoặc một bệnh lý khác, chẳng hạn như: đái tháo đường, đái tháo nhạt, mang thai hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân hoặc yếu tố liên quan khác bao gồm:

chlamydia
Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là yếu tố dẫn tới đi tiểu nhiều lần

  • Thai kỳ: Trong những tuần đầu của thai kỳ, tử cung đang phát triển sẽ gây áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên.
  • Bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu lớn bất thường thường là triệu chứng sớm của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 khi cơ thể cố gắng loại bỏ glucose thông qua nước tiểu.
  • Vấn đề tuyến tiền liệt

3. Chẩn đoán nguyên nhân vì sao đi tiểu liên tục

Để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và lấy tiền sử bệnh, đặt các câu hỏi như sau:

  • Bạn có uống bất kỳ loại thuốc nào không?
  • Bạn có gặp những triệu chứng khác nữa không?
  • Tình trạng đi tiểu liên tục diễn ra cả ngày hay chỉ vào ban đêm?
  • Bạn có uống nước nhiều hơn bình thường không?
  • Màu sắc nước tiểu có gì bất thường?
  • Bạn có uống rượu hoặc đồ uống chứa caffein?

Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Việc kiểm tra bằng kính hiển vi của nước tiểu cũng bao gồm một số xét nghiệm để phát hiện và đo lường các hợp chất khác nhau trong nước tiểu.
  • Áp lực đồ bàng quang: Xét nghiệm đo áp lực bên trong bàng quang để xem bàng quang hoạt động như thế nào; xét nghiệm này được thực hiện để xác định xem liệu có một vấn đề về cơ hoặc thần kinh nào gây ra vấn đề với việc bàng quang giữ hoặc giải phóng nước tiểu.
  • Nội soi bàng quang: Một xét nghiệm cho phép bác sĩ của bạn nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo bằng cách sử dụng một dụng cụ mỏng, nhẹ được gọi là ống nội soi.
  • Xét nghiệm thần kinh: Các xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ xác nhận hoặc loại trừ sự hiện diện của rối loạn thần kinh.
  • Siêu âm: Một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng âm thanh để hình dung cấu trúc cơ thể bên trong.
Siêu âm ổ bụng
Xét nghiệm hình ảnh có thể sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục

4. Điều trị đi tiểu liên tục

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đi tiểu liên tục.

  • Nếu bệnh tiểu đường là nguyên nhân, việc điều trị sẽ liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Đối với nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn, quá trình điều trị điển hình là điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • Nếu nguyên nhân là bàng quang hoạt động quá mức, một loại thuốc được gọi là thuốc kháng cholinergic có thể được sử dụng. Những điều này ngăn chặn sự co thắt cơ bắp không tự nguyện bất thường xảy ra trong thành bàng quang.

Nếu cần thiết, điều trị bằng thuốc sẽ được bác sĩ kê toa và theo dõi.

5. Ngăn ngừa tình trạng đi tiểu liên tục

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp điều tiết lượng nước tiểu. Điều này có nghĩa là bạn nên hạn chế uống rượu và caffeine và loại bỏ các loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang hoặc hoạt động như một chất lợi tiểu, chẳng hạn như sôcôla, thực phẩm cay và chất ngọt nhân tạo.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm táo bón. Điều này có thể gián tiếp cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo, vì trực tràng bị táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo hoặc cả hai. Bạn nên uống đủ để ngăn ngừa táo bón và cô đặc nước tiểu. Tránh uống ngay trước khi đi ngủ, có thể dẫn đến đi tiểu vào ban đêm.

Đi tiểu liên tục có thể là dấu hiệu do uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo sớm nhiều bệnh lý. Vì thế trong trường hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lối sống mà tình trạng đi tiểu liên tục không cải thiện bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

204.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan