Tăng áp lực sọ não có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS, BS.Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tăng áp lực nội sọ là hội chứng bệnh khá nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời. Đây là tình trạng gia tăng áp lực xung quanh não bộ diễn ra do sự gia tăng lượng chất lỏng.

1. Triệu chứng của tăng áp lực nội sọ

Người có các triệu chứng sau cần nghĩ ngay đến hội chứng tăng áp lực nội sọ và cần được đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng, kịp thời điều trị:

  • Nhức đầu
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Tăng huyết áp
  • Giảm các khả năng về tinh thần
  • Nhầm lẫn về thời gian, sau đó vị trí và những người xung quanh khi áp lực tăng xấu đi
  • Nhìn đôi
  • Con ngươi không đáp ứng với những thay đổi của ánh sáng
  • Thở nông
  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Hôn mê

Người bệnh bị tăng áp lực nội sọ có thể có dấu hiệu lâm sàng phù nề gai thị thần kinh, đây không phải là triệu chứng sớm của tăng áp lực sọ não, đây là triệu chứng đến sau và thuyên giảm sau và khi tình trạng tăng áp lực nội sọ trở nên nghiêm trọng thì biểu hiện này sẽ thể hiện bằng gây mất thị lực, teo gai thị giác thứ phát.

Đau đầu
Tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu

2. Tăng áp lực sọ não nguy hiểm như thế nào?

Người bị tăng áp lực nội sọ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng bất thường về mắt như rối loạn vận nhãn do tổn thương các dây thần kinh sọ não số III, IV, VI một hoặc cả hai bên. ở trẻ em hay biểu hiện lồi mắt, rối loạn thị lực, thị trường.

Các tổn thương ở dây thần kinh sọ não khác như dây số I, V, VII, VIII, XI gây tổn thương kèm theo là rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau. Người bệnh tăng áp lực nội sọ có thể rơi vào tình trạng ngủ nhiều nhưng khi gọi bệnh nhân luôn tỉnh và đáp ứng đúng, tính tình thay đổi, nặng nhất là gây hôn mê kéo dài.

  • Rối loạn nhịp thở: Người bệnh tăng áp lực nội sọ khi còn tỉnh táo thường có dấu hiệu ngáp nhiều, nặng hơn có thể thấy các kiểu rối loạn nhịp thở do tổn thương trung khu hô hấp ở cầu - hành não
  • Bắt gặp các kiểu thở như thở máy, thở Cheyne - Stockes, thở Biot, thở thất điều (ataxic) và thở ngáp (gasping). Bên cạnh đó, các bác sĩ còn nhận thấy khoảng 30% số bệnh nhân TALNS có phù phổi do thần kinh.
  • Rối loạn tim mạch do tổn thương ngoại vi, thân não, đồi thị và vỏ não. Biểu hiện rõ nhất là tăng huyết áp trong giai đoạn đầu của tăng áp lực nội sọ mà người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Nếu để tình trạng tăng áp lực nội sọ kéo dài, huyết áp sẽ giảm trước sau đó là giảm huyết áp tối đa, mạch chậm gây nguy hiểm.
  • Rối loạn thân nhiệt: Tăng áp lực nội sọ ở giai đoạn mất bù, xu hướng diễn biến xấu với tiên lượng gần là trụy hô hấp và trụy mạch tim sẽ gây ra biểu hiện rối loạn thân nhiệt. Thân nhiệt người bệnh có thể tăng cao nhanh và hạ nhiệt nhanh, khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 34 độ là dấu hiệu của sự nguy hiểm cho biết tổn thương do tăng áp lực nội sọ và rất ít có khả năng phục hồi.
  • Các rối loạn chức năng tiêu hóa như nôn, tắc bí ruột, đau bụng thường xuyên cũng cần được chú ý đối với người tăng áp lực sọ não
  • Rối loạn chức năng bàng quang là triệu chứng của tổn thương thần kinh khu trú khi có u vùng cạnh trung tâm, u vùng trán, ngoài ra tăng áp lực nội sọ cũng có thể gây rối loạn cơ vòng.
Khám bệnh
Khi bị tăng áp lực sọ người bệnh cần khám và điều trị sớm

3. Các biến chứng của tăng áp lực nội sọ

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng tăng áp lực nội sọ là các biến chứng chuyển dịch tổ chức não biểu hiện là thoát vi não thường gặp ở các dạng như sau:

  • Thoát vị hồi lưỡi vào bể liên bán cầu
  • Thoát vị qua lều hay thoát vị trung tâm
  • Thoát vị hồi móc qua góc trên của lều tiểu não
  • Thoát vị hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm

Bên cạnh đó, không thể không nói đến biến chứng xoắn vặn thân não gây tổn thương thứ phát và những triệu chứng nặng nề trên lâm sàng, đe dọa tử vong người bệnh.

Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Tăng áp lực nội sọ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Điều trị tăng áp lực nội sọ

Mục đích điều trị khẩn cấp nhất cho bệnh nhân tăng áp lực nội sọ là giảm áp lực ở bên trong hộp sọ, tiếp theo là điều trị nguyên nhân bệnh tiềm ẩn.

Các phương pháp điều trị hiệu quả nhằm giảm áp lực tại hộp sọ có thể nói đến là dẫn lưu chất lỏng với một ống bắc cầu qua một lỗ nhỏ ở hộp sọ hoặc thông qua tủy sống. Kết hợp sử dụng các loại thuốc mannitol và muối ưu trương có thể làm giảm áp lực nội sọ. Các phương pháp điều trị tăng áp lực hộp sọ ít phổ biến hơn cũng có thể được sử dụng tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân như loại bỏ một phần hộp sọ, sử dụng thuốc gây mê, làm lạnh cơ thể hoặc giảm thân nhiệt...

Hội chứng tăng áp lực nội sọ cần được chẩn đoán và phát hiện sớm bằng các phương pháp cận lâm sàng. Khi có các dấu hiệu nói trên, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác bằng các cách sau:

  • Bác sĩ khám lâm sàng, khám thần kinh, kiểm tra các giác quan, sự cân bằng và trạng thái tinh thần
  • Chọc dò tủy sống để đo áp lực dịch tủy ở não
  • Chụp CT là chẩn đoán vàng tạo ra các hình ảnh cắt ngang não, vùng đầu để chẩn đoán chính xác tình trạng
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện những thay đổi tinh tế trong nhu mô não...

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan