Tăng phốt phát trong máu: Nguyên nhân, triệu chứng

Cách tốt nhất để xác định tăng nồng độ phosphate máu hay không là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu có kết quả xét nghiệm nồng độ phosphate trong máu trên 1,46 mmol/L thì có nghĩa bị tăng phosphate máu.

1. Tăng phốt phát trong máu là gì?

Phốt phát (phosphate) có trong nhiều loại thực phẩm và được dễ dàng hấp thu bởi ruột. Phosphate sẽ hấp thụ vào máu bằng cách thông qua thực phẩm ăn hàng ngày rồi đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua thận. Khoảng 70-80% nồng độ phosphate của cơ thể kết hợp với canxi để giúp hình thành, phát triển xương và răng; 10% có trong cơ bắp; khoảng 1% có ở trong máu; nồng độ phosphate còn lại có trong các tế bào khắp cơ thể.

Chỉ có khoảng 1% nồng độ phosphat của cơ thể có ở trong máu. Vì vậy, tăng phốt phát máu là nồng độ phosphate huyết thanh > 4,5 mg/dL (hoặc > 1,46 mmol/L). Đây là một rối loạn điện giải chỉ nồng độ phosphate cao trong máu.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Cách tốt nhất để xác định tăng nồng độ phosphate máu hay không là thực hiện xét nghiệm máu

2. Nguyên nhân tăng phốt phát trong máu

Các nguyên nhân thông thường dẫn đến tình trạng tăng phosphate trong máu là:

  • Giảm bài tiết phosphate trong thận: Các nguyên nhân giảm bài tiết phosphate trong thận có thể do các bệnh như suy thận nặng làm giảm bài tiết đủ để tăng phosphate máu.
  • Tăng phosphate máu cũng có thể do sự trao đổi qua màng tế bào của phosphate ra ngoài tế bào lớn hơn khả năng bài tiết qua thận. Sự trao đổi này xảy ra nhiều trong đái tháo đường toan ceton, chấn thương đè ép, hoặc do nhiễm trùng toàn thân, hội chứng ly giải u...
  • Ăn uống quá nhiều chất chứa phosphate: Tăng phốt phát máu cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn quá nhiều chất chứa phosphat hàng ngày hoặc thỉnh thoảng sử dụng các loại thụt tháo có chứa phosphate quá nhiều.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng phosphate máu có thể giả trong trường hợp tăng protein máu, tăng lipid máu, tăng bilirubin máu hoặc tan máu.

3. Triệu chứng tăng phốt phát trong máu

Hầu hết, những người bị bị tăng phốt phát máu đều không có triệu chứng. Một số triệu chứng có thể bao gồm:

  • Có các nốt dưới da cứng, thường có vết trầy xước ngoài. Các hình ảnh thường cho thấy sự vón cục canxi lớp áo trong động mạch lớn.
  • Ở giai đoạn vừa phải, tăng phốt phát máu không có triệu chứng quá rõ ràng
  • Ở giai đoạn nặng, người bệnh bị tăng phốt phát máu sẽ có một số triệu chứng điển hình như: Kiến bò khắp người, ngứa ngáy dẫn đến phát ban hoặc đau nhức cơ xương khớp.
  • Một số người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, khó ngủ,...

Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định tăng nồng độ phosphate máu hay không là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu có kết quả xét nghiệm nồng độ phosphate trong máu trên 1,46 mmol/L thì có nghĩa bị tăng phosphate máu.

Đau đầu chùm
Một số người tăng phốt phát máu có thể bị đau đầu, chóng mặt,...

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng phospho máu

Các biến chứng của bệnh tăng phốt phát máu có thể bao gồm:

  • Tăng phosphate máu có thể biến chứng phì đại tuyến cận giáp
  • Xương khớp bị xơ, đau, giòn và dễ gãy xương. Bên cạnh đó có thể bị vôi hóa phần sụn.
  • Tăng phốt phát máu có thể khiến người bệnh bị vôi hóa mạch máu, xơ hóa mạch máu. Thành mạch máu dày, giòn hoặc các chức năng mạch máu bị rối loạn.
  • Ngoài các biến chứng trên, tăng phốt phát máu có thể gây xơ hoá cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim hoặc dày thất trái, nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong cao.

Tăng phốt phát máu nếu phát hiện sớm và điều trị sớm thì có thể ngăn cản được những biến chứng nguy hiểm. Khi sử dụng thuốc gắp phospho sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong so với những người bệnh không được điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan