Thuốc khiến răng xỉn màu như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ngoài các tác nhân như vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống,... thì việc sử dụng thuốc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến răng miệng. Bên cạnh hiệu quả điều trị, một số loại thuốc khi sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian có thể gây ra các phản ứng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, thường thấy chính là gây rối loạn màu sắc của răng, khiến răng bị xỉn màu.

1. Các loại thuốc thường gặp khiến răng bị xỉn màu

Răng bị xỉn màu có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm sẫm màu. Đây đều là những thói quen có thể thay đổi được miễn là chúng ta kiên trì. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lại không như vậy.

Thuốc kháng sinh là thủ phạm chính gây ra sự rối loạn màu sắc của răng. Đặc biệt là ở trẻ em tình trạng răng xỉn dễ xảy ra, bởi trẻ sức đề kháng kém nên hay ốm và sử dụng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Tetracycline, Minocycline, Oxytetracycline và Doxycycline đều quen thuộc và rất dễ gặp ở các dòng kháng sinh bởi công dụng điều trị hiệu quả.

XEM THÊM: Răng nhiễm Tetracycline là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Dưới đây là các loại thuốc kháng sinh thường gặp gây ra các phản ứng có hại cho màu sắc của răng, khiến răng trở nên xỉn màu theo thời gian sử dụng.

Các loại thuốc kháng sinh có thể làm cho răng có màu nâu, vàng nâu hoặc xám như:

  • Tetracycline: Được sử dụng để điều trị một số bệnh do nhiễm trùng như dịch tả, trứng cá, sốt rét,...;
  • Chlorhexidine: Một chất khử trùng chống vi khuẩn, ở dạng bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá;
  • Amoxicillin-clavulanate: được sử dụng để điều trị đại trà các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn;
  • Fluoride khi được sử dụng quá nhiều có thể tạo ra các vệt trắng xuất hiện trên men răng, hoặc khiến răng đổi màu nâu trắng. Việc uống bằng miệng có thể gây đen răng.

Các loại thuốc kháng sinh có thể làm cho răng có màu lục xám hoặc xanh xám:

  • Minocycline: Được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi;
  • Ciprofloxacin: Được chỉ định trong điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng sinh
Một số thuốc có thể khiến răng bị xỉn màu

2. Thuốc có thể khiến răng xỉn màu như thế nào?

2.1. Một số loại muối vô cơ của flo

Được biết tới với công dụng sát khuẩn răng miệng rất tốt nhưng một số loại muối vô cơ của flo nếu dùng quá nhiều sẽ mang đến những phản ứng tiêu cực cho màu sắc của răng. Ta có thể gọi tình trạng này là nhiễm flo ở răng.

Men răng của chúng ta tồn tại một lớp khoáng chất vĩnh viễn và việc sử dụng quá nhiều flo sẽ phá hủy đi lớp khoáng chất này. Tình trạng răng khi nhiễm flo chia làm 2 mức độ với các biểu hiện như sau:

  • Đối với trường hợp nhẹ: Các đốm trắng nhỏ sẽ xuất hiện trên mặt răng miệng, dễ dàng bắt gặp ở trên mặt nhai của các răng vĩnh viễn. Nhưng rất may mắn, chúng khó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Đối với trường hợp nặng hơn: Các đán tối màu hoặc các mảng bám màu trắng sẽ xuất hiện rải rác trên bề mặt của các răng vĩnh viễn.
răng xỉn màu
Muối vô cơ của flo có thể dẫn đến tình trạng xỉn màu răng

2.2. Một số loại kháng sinh khiến răng bị xỉn màu

Một số loại thuốc kháng sinh có thể khiến răng bị xỉn màu vĩnh viễn:

  • Tetracycline chính là một thuốc kháng sinh điển hình, thường bị bắt gặp là nguyên nhân gây ra các biến loạn màu sắc của răng. Đây là loại kháng sinh có thể khiến cho răng chúng ta bị ố vàng vĩnh viễn. Bởi tác dụng phụ khiến răng trẻ bị xỉn màu, Tetracycline cần tránh sử dụng ở trẻ em dưới 12 tuổi. Bên cạnh đó, nếu các mẹ đang trong thời kỳ mang thai ở 6 tháng cuối cũng cần tránh sử dụng Tetracycline vì nó có thể khiến những đứa trẻ sinh ra đến giai đoạn mọc răng sẽ có màu vàng, sau chuyển dần sang màu nâu hoặc xám.
  • Minocycline là một kháng sinh thuốc nhóm Tetracycline cũng có thể là tác nhân khiến cho răng bị xỉn màu từ trắng sang màu xanh xám hoặc lục xám.

Trái ngược với Tetracycline, Minocycline gây rối loạn màu sắc của răng ở cả những người trưởng thành với bộ răng đã phát triển đầy đủ. Theo số liệu thống kê, khoảng 6% người sử dụng thuốc chứa Minocycline sẽ gặp phải tình trạng này.

Một số loại thuốc kháng sinh có thể khiến răng bị xỉn màu tạm thời như:

  • Chlorhexidine: khiến cho răng chuyển màu vàng hoặc nâu;
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin - clavulanate : khiến cho răng chuyển màu vàng hoặc nâu xám.

Vì các loại kháng sinh trên chỉ khiến răng tạm thời bị xỉn màu nên có thể tẩy sạch chúng bằng cách đánh sạch răng.

Đã bơm ICU 7 ngày nhưng có không có biểu hiện mang thai mang là do đâu?
Mẹ bầu không nên sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline bởi nó có thể ảnh hưởng đến màu răng của thai nhi sua này

3. Cách khắc phục răng bị xỉn màu do thuốc

Không giống như những nguyên nhân khiến răng xỉn màu khác, nếu răng bạn bị xỉn màu do thuốc thì thay vì sử dụng các mẹo làm trắng răng tại nhà, bạn nên đến nha sĩ để khắc phục được tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp điều trị răng bị xỉn màu do thuốc mà bạn có thể tham khảo:

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng răng cũng như điều kiện kinh tế.

Chăm sóc răng là rất cần thiết, vì thế mọi người nên tìm hiểu kỹ về những kiến thức cơ bản về dược phẩm để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Để biết được chính xác tình trạng nhiễm màu răng do thuốc đang ở mức độ nào để có phương hướng điều trị đúng cách, bạn nên đến các cơ sở y tế nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn.

Để có thể đảm bảo hiệu quả thì cần nên chọn các phòng khám nha khoa uy tín. Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao, cùng với sự giúp hỗ trợ tối đa của trang thiết bị hiện đại trong việc thăm khám và thực hiện các kỹ thuật răng hàm mặt hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan