Tiểu ra máu: Triệu chứng và nguyên nhân

Tiểu ra máu chắc chắn là một dấu hiệu cảnh báo, bất kỳ thời điểm nào nếu xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu đều cần tới các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

1. Tiểu ra máu là gì?

Tiểu ra máu là một hiện tượng bất thường khi hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Tiểu ra máu có hai dạng là tiểu ra máu đại thể (quan sát trực tiếp được bằng mắt thường khi nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ do có quá nhiều hồng cầu làm thay đổi màu sắc nước tiểu) và tiểu ra máu vi thể (số lượng hồng cầu trong nước tiểu ít nên không làm thay đổi màu sắc nước tiểu, hồng cầu chỉ được phát hiện qua xét nghiệm).

2. Triệu chứng của tiểu ra máu

Nếu là tiểu ra máu đại thể thì triệu chứng sẽ rất dễ nhận biết, đó là sự thay đổi màu sắc nước tiểu sang màu hồng, màu đỏ hoặc màu nâu do sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu. Bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện hiện tượng tiểu ra các cục máu đông. Nếu là tiểu ra máu vi thể thì không có sự thay đổi về màu sắc của nước tiểu.

Ngoài sự thay đổi về màu sắc nước tiểu, tiểu ra máu còn có thể kèm theo một hoặc một số dấu hiệu và triệu chứng khác.

Nước tiểu có máu
Màu sắc nước tiểu đổi màu là dấu hiệu của tiểu ra máu

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Hãy đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy xuất hiện máu trong nước tiểu.

Một số thuốc điều trị (chẳng hạn như thuốc nhuận tràng Ex-lax) và một số loại thực phẩm (bao gồm củ dền, đại hoàng, các loại quả mọng,...) có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ, tuy nhiên sự thay đổi màu sắc nước tiểu do thuốc, thực phẩm hay thậm chí do luyện tập sẽ không gây ra vấn đề gì và sẽ tự hết trong một hoặc vài ngày.

Tiểu ra máu khác hoàn toàn với sự thay đổi màu sắc nước tiểu do các nguyên nhân khác, tuy nhiên chỉ dựa vào cảm quan về sự thay đổi màu sắc sẽ khó để phân biệt, do đó cần thiết phải đi thăm khám bác sĩ.

4. Nguyên nhân của tiểu ra máu

Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu có thể bắt nguồn từ thận hoặc bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu. Có nhiều vấn đề khác nhau khiến hồng cầu có thể đi vào trong nước tiểu, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng cách đi ngược qua niệu đạo vào bàng quang và phát triển tại đây, gây ra các triệu chứng như cảm giác muốn đi tiểu gấp xảy ra liên tục, cảm giác đau bỏng buốt khi đi tiểu, và nước tiểu có mùi rất khó chịu. Tuy nhiên ở một số người, đặc biệt là ở những người cao tuổi thì biểu hiện duy nhất có thể chỉ là tiểu ra máu vi thể.
  • Nhiễm khuẩn thận (viêm thận bể thận): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận qua đường máu hoặc xâm nhập ngược qua niệu quản lên thận. Các dấu hiệu và triệu chứng thường tương tự như nhiễm khuẩn bàng quang, tuy nhiên nhiễm khuẩn thận hay gặp sốt và đau vùng hông.
  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang: Sỏi có thể hình thành và lớn dần lên trong thận hoặc bàng quang. Thông thường bệnh nhân sẽ không đau, do đó không phát hiện ra sự tồn tại của sỏi cho đến khi xuất hiện tắc nghẽn hoặc sỏi theo nước tiểu ra ngoài, và cơn đau quặn thận là dấu hiệu điển hình của sỏi thận. Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang đều có thể gây ra tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bàng quang và bao xung quanh phần đầu niệu đạo hay trở nên phì đại khi người đàn ông bước vào tuổi trung niên. Khi phì đại tuyến tiền liệt sẽ đè ép vào niệu đạo và cản trở một phần dòng chảy của nước tiểu. Các dấu hiệu và triệu chứng của phì đại lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hyperplasia - BPH) bao gồm gặp khó khăn khi đi tiểu, cảm giác muốn đi tiểu gấp, muốn đi tiểu liên tục, đồng thời có thể kèm theo tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể. Nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt cũng gây ra những dấu hiệu và triệu chứng tương tự.
  • Bệnh lý thận: Tiểu ra máu vi thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh cầu thận. Bệnh cầu thận có thể nằm trong bệnh cảnh của một căn bệnh hệ thống khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, hoặc nó có thể xảy ra độc lập. Nhiễm liên cầu khuẩn hoặc nhiễm virus, viêm mạch máu, và các vấn đề liên quan tới tự miễn như bệnh thận IgA, có thể gây khởi phát bệnh cầu thận.
  • Ung thư: Tiểu ra máu đại thể có thể là dấu hiệu của ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt tiến triển. Những ung thư này rất ít biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ở những giai đoạn đầu - khi mà việc điều trị dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn.
  • Các rối loạn di truyền: Thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport,... đều có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu đại thể hoặc tiểu ra máu vi thể.
  • Chấn thương thận: Chấn thương hoặc vết thương thận gây ra do tai nạn hoặc va chạm thể thao có thể gây ra tiểu ra máu.
  • Một số thuốc điều trị: Cyclophosphamide (một loại thuốc chống ung thư) và penicillin có thể gây nên tiểu ra máu. Tiểu ra máu đại thể đôi khi xảy ra khi sử dụng thuốc có tác dụng chống đông máu, chẳng hạn như aspirin hay heparin.
  • Tập luyện cường độ nặng: Tiểu ra máu đại thể có thể xuất hiện sau khi tập luyện với cường độ nặng, dù hiếm gặp, và nguyên nhân cho đến giờ vẫn chưa được rõ, có thể có mối liên hệ tới chấn thương bàng quang, mất nước hoặc sự tổn hại các tế bào hồng cầu trong quá trình tập luyện. Các vận động viên điền kinh là những người hay gặp tình trạng này nhất, dù bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện tiểu ra máu sau khi tập luyện nặng. Nếu sau khi luyện tập mà thấy có máu trong nước tiểu, đừng chủ quan nghĩ rằng nguyên nhân là do tập luyện mà hãy đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

Thông thường nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ra máu không được xác định rõ.

Ung thư thận vinmec
Ung thư thận là một trong những nguyên nhân khiến tiểu ra máu

5. Các yếu tố nguy cơ của tiểu ra máu

Hầu hết tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, đều có thể xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Các yếu tố nguy cơ khiến việc tiểu ra máu dễ xảy ra hơn bao gồm:

  • Tuổi tác: Nam giới trên 50 tuổi đôi khi tiểu ra máu do tuyến tiền liệt phì đại.
  • Nhiễm khuẩn gần đây: Viêm thận sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm virus (viêm cầu thận sau nhiễm trùng) là một trong các nguyên nhân dẫn tới tiểu ra máu đại thể ở trẻ em.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có tiền sử gia đình bị bệnh lý thận hoặc sỏi thận thì khả năng tiểu ra máu sẽ cao hơn.
  • Một số thuốc điều trị nhất định: Aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid và các kháng sinh chẳng hạn như penicillin đã được biết tới làm tăng nguy cơ xuất hiện tiểu ra máu.
  • Tập luyện cường độ nặng: Các vận động viên điền kinh là những người đặc biệt dễ xuất hiện tiểu ra máu, dù bất kỳ ai luyện tập với cường độ nặng đều có nguy cơ tiểu ra máu.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói Khám sàng Lọc bệnh lý tiết niệu với nhiều tiện ích, bao gồm: Phát hiện sớm khả năng có thể mắc các bệnh tiết niệu. Đặc biệt là các bệnh lý về tiền liệt tuyến (phì đại lành tính tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến). Các bệnh lý sỏi tiết niệu.... từ đó giúp khách hàng có những biện pháp dự phòng bệnh.

Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh lý tiết niệu, khách hàng sẽ được khám chuyên khoa ngoại tiết niệu, siêu âm, cấy nước tiểu...để phát hiện bệnh chính xác và kịp thời.

Để tìm hiểm thêm về các Gói dịch vụ của Vinmec và đăng ký đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: NHS, Mayoclinic.org, webmd.com, healthline.com

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Kháng sinh
    Nhận thức đầy đủ về kháng sinh

    Kháng sinh là công cụ quan trọng để điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn như viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, kháng sinh lại không có tác dụng với các bệnh do nhiễm virus như cảm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • goldbetin
    Công dụng thuốc Goldbetin

    Thuốc Goldbetin là dòng thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả sản xuất tại Ý. Thuốc gồm thành phần chính là hoạt chất Cefotaxim. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Cefotaxim này qua bài viết sau đây.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Zonazi
    Công dụng thuốc Zonazi

    Thuốc Zonazi thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc thường được dùng điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra cho trẻ nhỏ.

    Đọc thêm
  • burometam
    Công dụng thuốc Burometam

    Burometam là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương, được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, dự phòng nhiễm khuẩn trước các phẫu thuật, ...

    Đọc thêm
  • Kháng sinh là gì?
    Kháng sinh là gì?

    Kháng sinh không phải là loại thuốc có thể sử dụng tùy tiện được, cần phải dùng đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng thời gian và có sự hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Kháng sinh chỉ điều trị nhiễm ...

    Đọc thêm