Tổng quan về hội chứng suy đa tạng

Hội chứng suy đa tạng là tình trạng rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Quá trình hình thành và tiến triển hội chứng suy đa tạng rất phức tạp. Điều trị suy đa tạng chủ yếu là điều trị dự phòng.

1. Hội chứng suy đa tạng là gì?

Hội chứng suy đa tạng hay còn gọi là suy đa hệ thống cơ quan, suy chức năng đa tạng đây là tình trạng rối loạn chức năng của ít nhất hai hoặc nhiều hệ thống cơ quan.

Suy đa tạng xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh lý cấp tính, nếu không can thiệp điều trị, cơ thể người bệnh không thể duy trì cân bằng nội môi.

Bệnh nhân suy đa tạng thường được điều trị trong thời gian dài tại chuyên khoa hồi sức tích cực với tỉ lệ tử vong cao. Nguy cơ tử vong phụ thuộc số lượng các cơ quan và mức độ bị tổn thương.

2. Nguyên nhân suy đa tạng

Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân suy dẫn đến đa tạng

Do liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, nên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng, thường gặp là:

3. Triệu chứng suy đa tạng

Suy thận
Bệnh nhân mắc suy đa tạng sẽ bị ảnh hưởng đến thận dẫn đến suy thận

Suy đa tạng là tổn thương, suy giảm chức năng của nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm: Hệ thần kinh trung ương, tim mạch, huyết học, hô hấp, thận, tiêu hóa và gan mật.

3.1 Hệ thần kinh trung ương

Rối loạn ý thức, tăng chuyển hóa, xuất hiện các chất dẫn truyền thần kinh lưu hành giả, viêm thần kinh ngoại biên.

3.2 Tim mạch

Xuất hiện yếu tố làm ức chế cơ tim, giảm cung lượng tim.

  • Huyết học: Hình thành các cục máu đông, gây độc đối với tế bào, xuất hiện hội chứng thoát nước bên ngoài mao mạch, dính và giam giữ tế bào bạch cầu.
  • Hô hấp: Suy đa tạng ở hệ hô hấp với biểu hiện tăng thấm tính mao mạch, giảm chuyển hóa các chất vận mạch, giảm giãn nở phổi và oxy trong máu.
  • Thận: Huyết động không ổn định, rối loạn phân bố dòng chảy ở thận, thuốc gây độc với thận, suy thận, tăng creatinin máu, thiểu niệu.
  • Tiêu hoá: Tăng thấm tính hàng rào ruột, teo niêm mạc, chảy máu tiêu hoá.
  • Gan mật: Rối loạn chức năng gan mật ở bệnh nhân suy đa tạng có biểu hiện cận lâm sàng trước tiên là tăng sau đó giảm tổng hợp, bao gồm tổng hợp muối mật, IgA, tăng chuyển hoá, tăng dị hoá ngoại biên, vãng khuẩn huyết từ ruột, rối loạn đông máu. Trên lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện vàng da.

4. Chẩn đoán suy đa tạng

xét nghiệm creatinin
Xét nghiệm creatinine của thận xác định tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng các cơ quan

Dựa vào các tiêu chuẩn sau để chẩn đoán suy đa tạng:

4.1 Nguyên nhân

Đa chấn thương, bỏng nặng, sốt rét ác tính, nhiễm khuẩn huyết nặng, ngộ độc, sốc giảm tưới máu tổ chức, viêm tụy hoại tử nặng, ...

4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng các cơ quan

  • Thần kinh (không dùng thuốc an thần trong ngày),
  • Tim mạch (nhịp tim, huyết áp tâm thu, nhịp nhanh thất và/hoặc rung thất, pH máu động mạch, nồng độ),
  • Huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, dung tích hồng cầu trong máu),
  • Hô hấp (nhịp thở tự nhiên, thở máy),
  • Thận (nồng độ BUN, creatinin huyết tương, thể tích nước tiểu),
  • Gan (dựa vào nồng độ bilirubin, men transaminase, LDH trong máu).

4.3 Thang điểm đánh giá suy đa tạng

Đánh giá mức độ, tình trạng và tiên lượng của bệnh nhân suy đa tạng.

5. Điều trị suy đa tạng

Tim mạch
Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng tim mạch

Bệnh nhân suy đa tạng cần được nhận định, đánh giá và điều trị sớm. Điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân bệnh lý, điều trị hỗ trợ các cơ quan nhằm kiềm chế sự tiến triển của tình trạng đáp ứng viêm toàn thân và cải thiện rối loạn chức năng các cơ quan, ngăn chặn, dự phòng suy đa tạng.

5.1 Điều trị suy đa tạng dự phòng

Phát hiện và điều trị ngoại khoa sớm các nguyên nhân, yếu tố dẫn đến suy đa tạng như dẫn lưu mủ, cắt lọc mô hoại tử để có thể kiểm soát các ổ nhiễm khuẩn. Hồi sức tốt, đảm bảo oxy để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ, đảm bảo dinh dưỡng (qua đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêu hóa).

5.2 Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương

Điều trị nâng đỡ tình trạng tụt huyết áp, rối loạn cân bằng điện giải, tăng hoặc giảm đường huyết quá mức.

5.3 Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng tim mạch

Điều trị suy đa tạng ở hệ tim mạch gồm ổn định rối loạn huyết động học; tối ưu hóa cung cấp oxy bằng thở oxy ẩm, điều chỉnh thiếu máu, dùng thuốc vận mạch để tối ưu hóa cung lượng tim; và giảm tiêu thụ oxy bằng điều trị nhiễm khuẩn, cố định gãy xương, cắt lọc sạch vết thương, dẫn lưu áp xe (các yếu tố làm tăng chuyển hóa kích thích viêm), giảm đau, an thần, giảm hoạt động cơ, kiểm soát tăng thân nhiệt.

5.4 Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng huyết học

Điều trị suy đa tạng ảnh hưởng đến chức năng huyết học gồm duy trì nồng độ hemoglobin trong máu, đảm bảo không gây thiếu oxy mô; bồi hoàn rối loạn đông máu và điều trị dự phòng thuyên tắc mạch do cục máu đông.

5.5 Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hô hấp

Thở oxy
Cần đảm bảo cung cấp đủ oxy khi điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hô hấp

Thực hiện thông khí cơ học cho bệnh nhân để cải thiện trao đổi khí, phục hồi các đơn vị phổi bị xẹp, đảm bảo cung cấp đủ oxy và giảm công thở.

5.6 Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng thận

Điều trị suy đa tạng phòng ngừa nguy cơ rối loạn chức năng thận cần lưu ý chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh mất nước, tránh dùng kháng sinh độc với thận. Để điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu trong suy thận cấp áp dụng điều trị thay thế thận liên tục và thẩm tách máu ngắt quãng. Thay thế thận cho phép kiểm soát dịch, điện giải và dinh dưỡng dễ dàng. Điều trị này không làm nặng thêm chứng tăng urê máu.

5.7 Điều trị đặc hiệu khác

Điều trị đặc hiệu trong sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết nặng ở bệnh nhân suy đa tạng sử dụng 2 phương thức hoạt hóa protein C và điều trị với hydrocortison liều thấp trong 7 ngày.

Suy đa tạng thường gặp ở những bệnh nhân phải hồi sức tích cực, với tình trạng rối loạn chức năng của nhiều hệ thống cơ quan.

suy đa tạng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan