Viêm mê nhĩ có nguy hiểm?

Trong chuyên ngành tai mũi họng, có khá nhiều bệnh lý về tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ... Trong đó, có một căn bệnh tuy tỷ lệ xuất hiện không cao nhưng rất nguy hiểm, đó là viêm mê nhĩ.

1. Viêm mê nhĩ là gì?

Tai có ba bộ phận chính tính từ ngoài vào, đó là tai ngoài, tai giữa và cuối cùng là tai trong.

Mê nhĩ là bộ phận chính của tai trong, được cấu tạo bởi tiền đình, ống bán khuyên và ốc tai. Những hốc được đào trong xương thái dương là mê nhĩ xương, những màng bao bọc mê nhĩ xương gọi là mê nhĩ màng. Nhờ khả năng di chuyển của lớp dịch trong lòng mê nhĩ cùng với khả năng tiếp nhận âm thanh từ các sợi mê nhĩ thần kinh tiền đình, con người mới có thể nghe và giữ thăng bằng.

Viêm mê nhĩ thường là hậu quả của các bệnh khác ở tai, như biến chứng của viêm xương tai chũm hay do chấn thương vỡ xương đá, vỡ mao mạch trong tai, nhiễm độc thuốc,... thậm chí có thể do bệnh giang mai tai, quai bị, cảm cúm.

Khi tai giữa bị viêm nhiễm thì có thể thông qua hai cửa sổ rồi dẫn đến viêm mê nhĩ, đặc biệt là viêm tai giữa mãn tính có khả năng ăn mòn xương.

2. Viêm mê nhĩ nguy hiểm như thế nào?

Tùy vào từng hội chứng mê nhĩ mà có thể chia thành các mức nguy hiểm khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm mê nhĩ dạng phá hủy: Đây là thể viêm nguy hiểm nhất, vì toàn bộ thành phần của mê nhĩ bị phá hủy. Triệu chứng của bệnh bao gồm chóng mặt, buồn nôn dữ dội (đặc biệt là khi thay đổi tư thế), đứng không vững và hay ngã về phía mê nhĩ bị hỏng, ù tai liên tục với cường độ lớn, khả năng nghe sẽ kém dần cho đến khi bên tai bị viêm điếc hẳn. Ngoài ra, bệnh còn có thể khiến rung giật nhẫn cầu, sốt cao kèm theo các dấu hiệu viêm màng não.
  • Viêm mê nhĩ kích thích: Đây cũng là trường hợp viêm toàn bộ mê nhĩ nhưng ở mức độ nhẹ, mê nhĩ chưa bị phá hủy hoàn toàn. Trường hợp này, người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng như dạng viêm mê nhĩ phá hủy, nhưng thể nhẹ hơn. Khả năng nghe bắt đầu kém dần, thỉnh thoảng chóng mặt nhưng có khả năng hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời.

Viêm mê nhĩ có thể là tác nhân gây nên bệnh viêm màng não hoặc ngược lại. Dù nặng hay nhẹ thì viêm mê nhĩ cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người bệnh, nặng nhất sẽ khiến điếc một hoặc cả hai tai.

Bệnh viêm mê nhĩ mủ là khi mê nhĩ bị nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai trong. Nguyên nhân viêm mê nhĩ mủ thường do người bệnh bị viêm tai giữa trầm trọng, viêm màng não mủ hay chấn thương gãy mê nhĩ dẫn đến việc vi khuẩn lây lan vào tai trong. Các triệu chứng của viêm mê nhĩ mủ là chóng mặt, buồn nôn, đau và ù tai, sốt... Người bị viêm mê nhĩ mủ nếu không điều trị kịp thời thì có thể sẽ bị điếc và bị mất chức năng của tiền đình.

viêm mê nhĩ
Viêm mê nhĩ có thể dẫn đến triệu chứng chóng mặt.

3. Chẩn đoán và điều trị viêm mê nhĩ

Các bước cơ bản để chẩn đoán viêm mê nhĩ như sau:

  • Bước đầu tiên để chẩn đoán viêm mê nhĩ là khi xuất hiện các chứng chóng mặt, mất thăng bằng, khả năng nghe bị giảm hoặc kết hợp các triệu chứng của viêm tai giữa cấp.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT xương thái dương để xác định độ ăn mòn của xương mê nhĩ và tìm xem có biến chứng của viêm tai giữa hay viêm xương chũm cấp không.
  • Nếu người bệnh có thêm các triệu chứng của viêm màng não hay áp xe não thì cần xét nghiệm MRI hoặc chọc dịch não tủy và thực hiện cấy máu.

Hướng điều trị bệnh viêm mê nhĩ:

  • Viêm mê nhĩ mủ có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh ngấm qua màng não tốt, như Ceftriaxone vào tĩnh mạch. Các chỉ định thuốc sau đó sẽ được bác sĩ điều chỉnh linh hoạt theo kết quả của việc cấy vi khuẩn. Đôi khi cần đặt ống thông khí để dẫn lưu mủ tai giữa hay phải nhằm thực hiện khoét chũm.
  • Viêm mê nhĩ do viêm tai giữa cấp tính chủ yếu được điều trị bằng cách chích rạch màng nhĩ rồi dùng kháng sinh hoặc thuốc an thần. Trong trường hợp này, không cần phải mổ xương chũm hay trực tiếp động vào mê nhĩ.
  • Viêm mê nhĩ do viêm xương tai chũm mạn tính sẽ cần phải phẫu thuật khoan mê nhĩ và khoét rỗng đá chũm toàn phần.
  • Viêm mê nhĩ do viêm xương tai chũm cấp tính cần phẫu thuật xương chũm và tiếp tục sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp nặng, áp dụng phương pháp phẫu thuật không có hiệu quả thì cần phải khoan mê nhĩ.

Trên thực tế, việc điều trị viêm mê nhĩ nếu bị chậm trễ sẽ gây ra rất nhiều biến chứng. Đến lúc này, không chỉ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở tai, như đau, ù, chảy dịch tai,... người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc aristocort
    Công dụng thuốc Aristocort

    Thuốc Aristocort thường được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu như bệnh vẩy nến, viêm da,... Để hiểu rõ hơn công dụng thuốc Aristocort là gì, các tác dụng phụ, cách sử dụng hiệu quả, mời ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • thuốc bôi Neutasol
    Các tương tác của thuốc bôi Neutasol

    Thuốc Neutasol có chứa hoạt chất Clobetasol propionate là một corticoid có tác dụng rất mạnh. Thuốc thường dùng trong điều trị ngắn hạn cho các bệnh lý về da như: mẩn đỏ, vẩy nến, viêm da, viêm tai ngoài...

    Đọc thêm
  • Clonbate
    Công dụng của thuốc Clonbate

    Với thành phần chính là Clobetasol propionate, một corticoid có tác dụng rất mạnh, thuốc Clonbate giúp điều trị ngắn hạn các bệnh lý về da như: Vảy nến, chàm, viêm da, sẩn ngứa, da đóng vảy, tróc vảy...

    Đọc thêm
  • amfacort
    Công dụng thuốc Amfacort

    Thuốc Amfacort với thành phần chính là Clobetasol propionate, được sử dụng trong điều trị các tình trạng ngứa, mẩn đỏ, da đóng vảy, viêm da, eczema dị ứng, viêm da ánh sáng, viêm tai ngoài, viêm da dị ứng, ...

    Đọc thêm
  • norfdexca
    Công dụng thuốc Norfdexca

    Norfdexca là thuốc nhỏ mắt hoặc tai thường được chỉ định trong các bệnh lý viêm vùng mắt, viêm mũi dị ứng, viêm tai ngoài,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm