Ý nghĩa của chụp X quang đốt sống cổ C1-C2

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Dịu Hường - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chụp X quang đốt sống cổ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bắt buộc đối với tất cả người bệnh nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ... Mục đích của chụp X quang đốt sống cổ C1-C2 là để phát hiện các tổn thương xương rõ hơn mà khó có thể phát hiện bằng X quang quy ước.

1. Chấn thương cột sống cổ cao là gì?

Cột sống chính là phần trụ cột có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Cột sống của con người bình thường sẽ bao gồm 33 đốt sống và các thành phần cơ bản khác, như đĩa đệm, các rễ thần kinh, tủy sống,...

Chấn thương cột sống cổ cao hay còn gọi là chấn thương C1 - C2 là một trong những chấn thương cột sống khá phổ biến, theo thống, trong đó có chấn thương đốt sống cổ C1-C2 chiếm khoảng 25% các ca bệnh. Thanh niên trong độ tuổi từ 25 - 30 và nam giới thường dễ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương đốt sống cổ C1 - C2 đa phần là do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, va đập, ngã...

Cột sống cổ
Chấn thương cột sống cổ cao

2. Ý nghĩa của chụp X quang đốt sống cổ C1-C2

Chụp X quang đốt sống cổ C1 - C2 là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt, giúp bộc lộ toàn bộ chọn lọc các đốt sống cổ C1-C2 và đồng thời xóa nhòa cung răng hàm trên và dưới, nhờ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh, có phương án điều trị kịp thời.

2.1 Chỉ định và chống chỉ định chụp X quang đốt sống cổ C1 - C2

  • Chỉ định: Trong trường hợp người bệnh bị chấn thương cột sống cổ cao
  • Chống chỉ định: Không có chống chỉ định chụp X quang đốt sống cổ C1 - C2 tuyệt đối, chống chỉ định tạm thời cho phụ nữ có thai
Mang thai
Chống chỉ định chụp Xquang với phụ nữ mang thai

2.2 Quy trình thực hiện chụp X quang đốt sống cổ C1 - C2

Bước 1: Kỹ thuật viên chuẩn bị vật tư, người bệnh tháo bỏ trang sức, vòng cổ, khuyên tai, kẹp tóc (nếu có)

Bước 2: Kỹ thuật viên tiến hành đặt dọc phim trên bàn máy X quang và cố định bóng phim, chỉnh tia trung tâm vào giữa phim

Bước 3: Người bệnh nằm đúng tư thế: Nằm ngửa trên bàn máy, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay xuôi theo cơ thể. Cổ duỗi sao cho đường nối 2 đỉnh mỏm chũm và bờ dưới răng cửa hàm trên vuông góc với phim. Trong trường hợp người bệnh ở tư thế ngồi hay đứng thì đầu và 2 vai tựa vào lưới lọc, há miệng tối đa.

Bước 4: Chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với phim và vào giữa phim theo chiều dọc. Đặt tia trung tâm

Bước 5: Thực hiện chụp

Bước 6: Đặt tên người bệnh, dấu định hướng (P hoặc T) vào bên phải hoặc bên trái, ngày tháng năm chụp. Quan sát người bệnh qua kính, ấn núm phát tia X

Bước 7: Hướng dẫn người bệnh ra khỏi phòng chụp. đưa phim đi tráng rửa hoặc in phim đối với hệ thống máy CR/DR.

Kết quả chụp phim thành công khi đốt sống cổ C1-C2 trong hốc miệng và ở vị trí giữa phim, bờ dưới răng cửa hàm trên chồng lên đáy xương chẩm

Chụp X quang đốt sống cổ C1-C2 là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không có tai biến, tuy nhiên nếu trong quá trình chụp, người bệnh không giữ được bất động thì sẽ không bộc lộ rõ nét hình ảnh khớp nên sẽ phải thực hiện lại kỹ thuật.

Xquang cột sống cổ
Chụp X quang đốt sống cổ
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan