Thời gian phù hợp cho một cuộc chuyển dạ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Quá trình chuyển dạ xảy ra rất nhanh và thuận lợi nhưng có nhiều sản phụ phải trải qua quá trình sinh nở khó khăn với giai đoạn chuyển dạ kéo dài. Em bé chào đời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thời gian của quá trình chuyển dạ.

1. Quá trình chuyển dạ bình thường

1.1. Chuyển dạ kéo dài trong bao lâu?

Thời gian chuyển dạ ở thai phụ có con so lâu hơn con rạ.

Phụ nữ sinh con so (chuyển dạ lần đầu) thường chuyển dạ trong khoảng 12 đến 18 giờ. Trong khi đó, các bà mẹ sinh con rạ thì chuyển dạ chỉ mất khoảng 8-12 giờ.

Tiền chuyển dạ là giai đoạn trước, có thể kéo dài một vài tuần.

Thai phụ có thể có các triệu chứng như: tiểu nhiều lần, tăng dịch tiết âm đạo, tử cung có các cơn co nhưng mức độ thưa, cường độ nhẹ và không đau rõ. Ngoài ra, thai phụ còn có thể cảm thấy đau ở các khớp vùng chậu.

1.2. Chuyển dạ giả

Vào vài tuần cuối của thai kỳ hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được các cơn co tử cung nhẹ trước khi chuyển dạ thật sự. Các cơn co này được gọi là những cơn co Braxton Hicks hay chuyển dạ giả.

Không giống chuyển dạ thật sự, chuyển dạ giả có thể:

  • Dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện ở vùng phía trước bụng và vùng xương chậu
  • Xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không liên tiếp, không tăng lên và cũng không mạnh lên theo thời gian.
  • Có thể giảm khi thay đổi tư thế.
  • Không làm cổ tử cung xóa mở.

1.3. Dấu hiệu chuyển dạ thật

Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

  • Đau bụng từng cơn tăng dần.
  • Ra dịch nhầy hồng âm đạo.
  • Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở).
  • Đầu ối được thành lập.
  • Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung.
Bà bầu
Đau bụng từng cơn tăng dần là một dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ

2. Chuyển dạ kéo dài

2.1. Chuyển dạ kéo dài là gì?

Đôi khi, quá trình chuyển dạ diễn ra chậm chạp hơn bình thường. Chuyển dạ kéo dài là tình trạng em bé chưa được sinh ra sau 20 giờ có những cơn co thắt của tử cung.

Một số bác sĩ cho rằng chuyển dạ kéo dài là khi có thời gian từ 18 đến 24 giờ.

2.2. Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài

Thai phụ sẽ dễ bị chuyển dạ kéo dài nếu:

  • Em bé quá to và không thể chui qua âm đạo.
  • Em bé ở tư thế khác thường. Thường thì bé sẽ được sinh ra trong tư thế đầu ra trước và quay mặt về phía lưng mẹ.
  • Đường âm đạo quá nhỏ nên bé không thể chui lọt.
  • Các cơn co tử cung quá yếu.

2.3. Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài làm tăng khả năng phải sinh mổ và có thể gây ra các nguy cơ cho bé và mẹ như:

  • Thiếu oxy cho bé, gây ngạt cho bé trong tử cung
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Sinh ra các chất bất thường trong nước ối
  • Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

2.4. Cách xử trí khi chuyển dạ kéo dài

Khi đánh giá thai phụ đang chuyển dạ kéo dài, nhân viên y tế sẽ kiểm tra:

  • Tần suất diễn ra các cơn co thắt
  • Mức độ co thắt.
  • Đo tim thai bằng máy theo dõi điện tử.
  • Ngoài ra, thai phụ có thể được đặt ống thông trong cổ tử cung (Intrauterine Pressure Catheter Placement) – là một ống nhỏ sẽ được đặt bên trong tử cung, cạnh em bé, giúp bác sĩ theo dõi thời điểm và cường độ của các cơn co thắt để có biện pháp trợ giúp sinh con kịp thời.

Lúc này, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều. Đôi khi uống thuốc giảm đau hoặc thay đổi tư thế nằm có thể giúp thai phụ giảm đau và thư giãn hơn.

Các theo dõi trên máy là hết sức quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé để quyết định biện pháp điều trị. Các biện pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân khiến thai phụ chuyển dạ kéo dài.

  • Nếu em bé đã ở trong âm đạo, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như forcep hoặc giác hút để đưa em bé ra khỏi âm đạo.
  • Nếu các cơn co tử cung yếu, bác sĩ có thể dùng phương pháp “đẻ chỉ huy” để giúp đỡ mẹ bằng cách tiêm oxytocin giúp tăng tốc độ và cường độ các cơn co thắt. Sau đó nếu các cơn đau vẫn chưa đủ mạnh và chuyển dạ vẫn chưa diễn ra, có thể thai phụ cần được sinh mổ.
  • Thai phụ sẽ được sinh mổ trong trường hợp thai nhi quá to so với mẹ, hoặc bé gặp nguy hiểm phải sinh khẩn cấp..
Bà bầu
Chuyển dạ kéo dài có thể gặp ở những trường hợp thai nhi quá to

Thời gian trung bình cho một cuộc chuyển dạ trong khoảng 12 - 18 giờ. Các bà mẹ luôn mong mình sẽ chuyển dạ và sinh con nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu có chuyển dạ kéo dài, bà mẹ vẫn nên giữ bình tĩnh, vì các bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ theo dõi cả thai phụ và thai nhi phòng trường hợp xấu xảy ra và có những phương pháp hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

127.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan