Tim đập nhanh - Cùng bác sĩ giải đáp hiện tượng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tim đập nhanh thường gây nên cảm giác hồi hộp, tim đập thình thịch. Thường tim đập nhanh sẽ gây lo lắng, tuy nhiên có khi lại vô hại. Trong vài tình huống hiếm gặp hơn, nhịp tim nhanh có thể là triệu chứng của bệnh tim nặng, ví dụ rối loạn nhịp tim, cần phải điều trị chuyên khoa Tim mạch. Cùng bác sĩ Trần Thị Thanh Trúc, Trung tâm tim mạch bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park giải đáp rõ hơn về hiện tượng này.

1. Triệu chứng tim đập nhanh

Một số biểu hiện của nhịp tim nhanh:

Cảm giác này có thể nhận thấy ở vùng họng, vùng cổ hoặc ở ngực, có thể xảy ra lúc vận động hoặc khi nghỉ ngơi.

2. Khi nào cần khám Bác sĩ chuyên khoa:

Thông thường cảm giác này sẽ không thường xuyên và thoáng qua, nếu chỉ vài giây thì chưa cần thăm khám chuyên khoa. Nếu bạn đã có tiền sử về bệnh tim hoặc nhịp tim nhanh này xảy ra thường xuyên, hoặc tình trạng ngày càng tệ hơn, nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ cân nhắc làm các chỉ định xét nghiệm/hình ảnh để tìm nguyên nhân cho hiện tượng này.

Nên tìm hiểu các thông tin về các bệnh viện có khả năng cấp cứu ngay nếu tim đập nhanh đi kèm:

  • Đau thắt ngực.
  • Ngất.
  • Khó thở nhiều.
  • Chóng mặt lảo đảo.
Biểu hiện tim đập nhanh
Nếu nhịp tim nhanh này xảy ra thường xuyên, hoặc tình trạng ngày càng tệ hơn, nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

3. Nguyên nhân

Thông thường nguyên nhân của tim đập nhanh chưa thể tìm ra ngay nếu bạn đã ra cơn nhịp nhanh khi đến Bác sĩ, vài nguyên nhân thường gặp:

  • Xúc động mạnh, căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ.
  • Trầm cảm.
  • Tập luyện thể lực nặng.
  • Dùng chất kích thích ví dụ: caffeine, nicotine, cocaine, amphetamines, thuốc cảm cúm, thuốc ho có chứa peudoephedrine.
  • Sốt.
  • Thay đổi hormone do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai.
  • Cường giáp, suy giáp.

Vô tình nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn ví dụ rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp tim là một thuật ngữ chuyên ngành để chỉ tình trạng cơn nhịp nhanh, hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm, hoặc nhịp tim không đều.

4. Các yếu tố nguy cơ

Sau đây là các yếu tố có thể khởi phát tim đập nhanh:

  • Quá căng thẳng.
  • Rối loạn lo âu hoặc thường hoảng sợ vô cớ.
  • Thai kỳ.
  • Sử dụng thuốc (chất kích thích, thuốc cảm ho, hoặc thuốc trị hen/suyễn).
  • Cường giáp.
  • Rối loạn nhịp tim, tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim cũ, đã phẫu thuật tim trước đây,...

5. Biến chứng

Ngoại trừ có bệnh tim đi kèm, thông thường nhịp tim nhanh chỉ gây 1 vài biến chứng nhẹ. Đối với người có vấn đề về tim mạch, các biến chứng nặng như sau:

  • Ngất: Khi tim đập quá nhanh sẽ xảy ra tình trạng huyết áp tụt đột ngột gây ngất. Có vẻ như đã có vấn đề tim mạch nặng ví dụ bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh hay cơn nhịp nhanh,...
  • Ngưng tim: Dù là hiếm gặp nhưng cơn nhịp nhanh có thể đe dọa tính mạng và làm tim ngưng đập.
  • Đột quỵ: thường gặp trong rung nhĩ, dễ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch não
  • Suy tim: Giảm chức năng co bóp của tim lâu dài gây rối loạn nhịp tim (nhanh thất, rung thất, rung nhĩ,...) có thể gây nên các tình trạng biến chứng trên.
Biến chứng tim đập nhanh
Khi tim đập quá nhanh sẽ xảy ra tình trạng huyết áp tụt đột ngột gây ngất.

6. Chẩn đoán

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và khai thác bệnh sử, nếu cần thiết Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, thăm dò chức năng để tìm nguyên nhân, vài xét nghiệm rất cơ bản:

  • ECG (Điện tâm đồ): Giúp phát hiện nhịp tim đều hoặc không đều, các hội chứng liên quan đến bệnh lý rối loạn nhịp. ECG có thể đo khi bệnh nhân nghỉ tĩnh hoặc khi bệnh nhân gắng sức.
  • Holter điện tâm đồ: Bệnh viện sẽ cung cấp một dụng cụ có thể tháo lắp được cho bệnh nhân đeo từ 24 - 72 giờ, các dữ kiện về nhịp tim sẽ được ghi nhân giúp phát hiện các cơn nhịp tim nhanh, điều mà ECG hạn chế.
  • Siêu âm tim: Cung cấp chi tiết về hình ảnh học và chức năng co bóp của tim.
  • Và các xét nghiệm cần thiết khác (tùy vào thăm khám).

7. Điều trị

  • Nếu không tìm được nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa ít khi kê toa mà thường chỉ khuyên tránh những nguyên nhân khởi phát nhịp tim nhanh (liệt kê trên)
  • Điều trị đặc hiệu sẽ chuyên biệt cho từng loại bệnh tim cụ thể.

8. Thông điệp giáo dục sức khỏe

  • Giảm căng thẳng: Thư giãn, tập thể dục, tập hít thở,...
  • Tránh dùng chất kích thích
  • Tránh các thuốc, chất gây nghiện

9. Cần chuẩn bị gì khi gặp bác sĩ

Nếu trong tình trạng cấp cứu (mục 3, phần cấp cứu), cần đến bệnh viện ngay

Nếu tim đập nhanh trong thời gian ngắn, không có dấu hiệu hay triệu chứng nguy hiểm, cần đặt hẹn khám/tư vấn Bác sĩ để tìm nguyên nhân. Sau đây là các thông tin cần thiết cho cuộc hẹn với Bác sĩ:

  • Liệt kê đầy đủ triệu chứng chính và cả những triệu chứng đi kèm có vẻ không liên quan đến nhịp tim nhanh và thời điểm khởi phát các triệu chứng trên.
  • Các thông tin quan trọng: tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch: Tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, những lo lắng, căng thẳng hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Tất cả những thuốc, thực phẩm chức năng, vitamins đang dùng và liều lượng.
  • Những câu hỏi cần hỏi bác sĩ.
  • Nên đi cùng với người thân hoặc bạn bè để họ giúp bạn nhớ những thông tin cần nhớ.
Ekip bác sĩ
Vinmec sở hữu ekip các bác sĩ đồng đều về trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Thông thường nên hỏi Bác sĩ:

  • Lí do gì gây nên tình trạng tim đập nhanh?
  • Có những nguyên nhân khác không?
  • Tôi nên xử trí/làm gì nếu triệu chứng lặp lại?
  • Tôi nên làm xét nghiệm gì?
  • Nếu cần điều trị, thì tôi nên điều trị thế nào?
  • Tôi có bệnh khác đi kèm, làm thế nào để tôi có thể kiểm soát được nhiều bệnh lý?
  • Có quá nghiêm khắc khi tôi phải tuân theo tất cả các nguyên tắc này không?
  • Bác sĩ có phải là chuyên gia trong lĩnh vực này không?
  • Bác sĩ có thông tin gì mà tôi có thể đọc để tự tìm hiểu về bệnh của mình thêm không?

Lưu ý: Từ lúc khởi phát tim đập nhanh đến lúc gặp Bác sĩ, bản thân bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách giảm các vận động mạnh, đột ngột, giảm căng thẳng, giảm chất kích thích, tạm ngưng các thực phẩm chức năng, vitamins đang dùng,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

200.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan