Triệu chứng, biến chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì hoặc cũng có thể có những triệu chứng dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Do vậy, nếu không có kiến thức về giảm tiểu cầu tự miễn thì sẽ phát hiện bệnh muộn và nguy cơ biến chứng rất cao.

1. Dấu hiệu của xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là xuất phát giảm tiểu cầu vô căn, tự miễn là tình trạng rối loạn đông máu khiến cơ thể xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng mà không rõ nguyên nhân. Căn bệnh này là kết quả từ những bất thường ở mức độ thấp của các tế bào giúp đông máu là tiểu cầu.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Theo, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường khởi phát sau một đợt nhiễm virus và có thể tự phục hồi hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở người bệnh lớn tuổi thì rối loạn thường mãn tính và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

2. Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

Chảy máu cam
Chảy máu cam không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu

Một số bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn, một số khác sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Dễ dàng xuất hiện vết bầm tím hay phát ban
  • Bị xuất huyết dưới da, những nốt xuất huyết trông giống như phát ban nhưng kích thước nhỏ hoặc chỉ là những nốt nhỏ tím đỏ
  • Người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài ở những chỗ bị cắt da
  • Bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên chảy máu răng lợi và có máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Luôn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi

Mặc dù không phải là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn nếu cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay khi có các biểu hiện sau:

  • Bị chảy máu không cầm được
  • Các nốt xuất huyết lan rộng và có dấu hiệu nghiêm trọng

3. Biến chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

  • Một trong những biến chứng lớn nhất của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch chính là gây ra sự chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong não hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, biến chứng này có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
  • Ngoài ra, người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn cũng có nguy cơ gặp phải biến chứng khi sử dụng thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nặng hoặc mạn tính. Một trong số các loại thuốc hay được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là Corticosteroids, tuy nhiên, nếu sử dụng corticosteroids trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như loãng xương, đường máu cao, đục thuỷ tinh thể và có thể dẫn đến tiểu đường type 2.
  • Biến chứng trong quá trình điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cũng có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp cắt lách (thường chỉ định khi biện pháp corticosteroids không có hiệu quả), phương pháp điều trị này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh.
  • Một vài trường hợp thì đứa trẻ sẽ sinh ra với lượng tiểu cầu thấp. Một số biến chứng khác có thể xảy ra với người bệnh đang mang thai như xuất hiện chảy máu nặng trong khi sinh.

4. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nguy hiểm như thế nào?

Thuốc
Nên tránh sử dụng các loại thuốc có khả năng làm suy yếu tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn là căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nếu như không được điều trị kịp thời. Cũng không loại trừ khả năng người bệnh sẽ xuất huyết nặng bao gồm: Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não màng não, xuất huyết đường niệu...Trong đó, xuất huyết màng não chỉ chiếm khoảng 0,5 - 1%.

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn có diễn tiến khác nhau giữa người trưởng thành và trẻ em, sẽ có khoảng 70% trẻ bị bệnh có thể tự hồi phục sau 3 tháng, 30% chuyển thành mạn tính. Đối với người lớn thì bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính rất nhanh và thường hay có sự tái phát nhiều lần.

Để bảo đảm an toàn thì người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể kiểm soát nguy cơ chảy máu và biến chứng nhờ việc thay đổi phong cách sống, cụ thể:

  • Nên tránh sử dụng các loại thuốc có khả năng làm suy yếu tiểu cầu
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Nếu chơi thể thao thì nên chọn các môn thể thao hoạt động nhẹ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng. Do đó khi có xuất huyết giảm tiểu cầu, người bệnh có thể đến khám tại các bệnh viện uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan