Làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ung thư dạ dày là sự tích tụ của các tế bào bất thường tạo thành một khối u, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào, vị trí của dạ dày. Đây là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ sáu trên toàn thế giới, nhưng lại là nguyên nhân thứ ba gây tử vong. Khoảng 90 - 95% giải phẫu bệnh của ung thư dạ dày là Ung thư biểu mô tuyến. Trong loại này, ung thư phát triển từ các tế bào hình thành trong niêm mạc. Niêm mạc của dạ dày sản xuất chất nhầy.

1. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư

Các yếu tố liên quan đến ung thư dạ dày bao gồm:

Vi khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày

2. Một số điều kiện di truyền làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • bệnh đa u tuyến mang tính gia đình (FAP)
  • Hội chứng Lynch
  • Nhóm máu A
  • Hút thuốc

Những người hút thuốc thường xuyên, lâu dài có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người không hút thuốc.

  • Tiền sử gia đình

Có họ hàng gần đã từng bị ung thư dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ.

  • Chế độ ăn

Những người thường xuyên ăn đồ mặn, dưa muối hoặc đồ ăn hun khói có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Một lượng lớn thịt đỏ và ngũ cốc tinh chế cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Một số thực phẩm có chứa các chất có thể có liên quan đến ung thư. Ví dụ, dầu thực vật thô, hạt ca cao, hạt cây, lạc, quả sung, và các loại thực phẩm và gia vị khô khác có chứa aflatoxin. Một số nghiên cứu đã liên kết aflatoxin với ung thư ở một số động vật.

  • Tuổi tác

Nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng đáng kể sau tuổi 50. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 60% những người được chẩn đoán ung thư dạ dày ít nhất là 65 tuổi.

  • Giới tính

Đàn ông có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày hơn phụ nữ.

  • Một số thủ thuật phẫu thuật trước đó

Phẫu thuật dạ dày hoặc một số bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn như điều trị loét, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nhiều năm sau đó.

Những người gặp phải các triệu chứng và có một hoặc nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hút thuốc
Hút thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

3. Phòng tránh

Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày hoàn toàn.

Tuy nhiên, một người có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh. Chúng bao gồm những điều sau đây.

  • Chế độ ăn
  • Một số biện pháp ăn kiêng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng ăn ít nhất hai cốc rưỡi trái cây và rau quả mỗi ngày có thể giúp hạn chế nguy cơ.
  • Nên giảm số lượng thực phẩm ngâm, muối và hun khói trong chế độ ăn. Thay đổi ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống và thay thế thịt đỏ hoặc thịt chế biến bằng đậu, cá và gia cầm cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phát triển ở phần dạ dày gần thực quản.

Những người hút thuốc nên bỏ thuốc lá. Những người chưa hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Dùng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen, có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và đe dọa tính mạng.

Chỉ dùng NSAID để điều trị các bệnh khác như viêm khớp. Không dùng chỉ để giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Những người có hội chứng ung thư dạ dày lan tỏa di truyền và hội chứng Lynch có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hiểu được điều này và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo lời khuyên của bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ.

Những người có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày và những người bị ung thư vú trước tuổi 50 nên làm xét nghiệm di truyền.

Nếu một người được chẩn đoán và điều trị trước khi ung thư dạ dày di căn, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 68%. Nếu ung thư di căn vào các mô sâu hơn trong dạ dày, tỷ lệ sống còn giảm xuống 31%.

Một khi ung thư dạ dày di căn các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống còn giảm xuống 5%.

Chẩn đoán sớm là chìa khóa để cải thiện triển vọng ung thư dạ dày.

Khám bệnh
Khi thấy sức khỏe xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan