Viêm mạch máu: Những điều cần biết

Viêm mạch máu (Kawasaki ) là hiện tượng viêm trong mạch máu do những thay đổi trong thành mạch máu, như dày lên, suy yếu, thu hẹp hoặc sẹo, dẫn đến hạn chế lưu lượng máu, tổn thương nội tạng và mô. Có nhiều loại viêm mạch máu và hầu hết trong đó là bệnh hiếm gặp. Tình trạng này có thể cấp tính hoặc mãn tính, do đó tùy thuộc vào loại mắc phải, bệnh có thể cải thiện mà không cần điều trị.

1. Các dạng của bệnh viêm mạch máu và triệu chứng

Các loại viêm mạch máu:

  • Bệnh Behcet (Behcet's disease)
  • Bệnh Buerger (Buerger's disease)
  • Hội chứng Churg - Strauss hay viêm mạch u hạt dị ứng (Churg-Strauss syndrome)
  • Bệnh Cryoglobulinemia
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant cell arteritis)
  • Bệnh u hạt với viêm đa mạch (Granulomatosis with polyangiitis)
  • Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (tên tiếng Anh là Henoch-Schonlein purpura)
  • Bệnh Kawasaki
  • Bệnh viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis)

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mạch rất đa dạng tùy thuộc vào loại viêm mạch, do viêm mạch thường liên quan đến giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Sau đây là các các dấu hiệu và triệu chứng chung cho hầu hết các loại viêm mạch:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Đau nhức toàn thân
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Phát ban
  • Các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như tê hoặc yếu

2. Nguyên nhân viêm mạch máu

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm mạch máu. Một số loại có liên quan đến gen di truyền hoặc do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào mạch máu. Các tác nhân có thể kích thích gây ra các phản ứng của hệ thống miễn dịch này gồm:

Mạch máu bị ảnh hưởng do viêm mạch dẫn chảy máu hoặc tình trạng viêm nặng lên. Viêm làm cho các lớp của thành mạch máu dày lên, thu hẹp kích thước lòng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu cung cấp và cuối cùng dẫn đến giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng đến nuôi dưỡng các mô và cơ quan của cơ thể.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư
Mạch máu bị ảnh hưởng do viêm mạch dẫn chảy máu hoặc tình trạng viêm nặng lên

3. Các yếu tố nguy cơ

Viêm mạch máu có thể xảy ra ở nam và nữ hoặc bất kỳ chủng tộc nào và ở mọi lứa tuổi. Nhưng nếu có một số yếu tố sau sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch máu:

  • Hút thuốc
  • Viêm gan B hoặc viêm gan C
  • Mắc các bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì hoặc lupus ban đỏ

4. Biến chứng viêm mạch máu

Biến chứng viêm mạch máu phụ thuộc vào loại viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc được sử dụng để điều trị viêm mạch máu. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

  • Tổn thương nội tạng.
  • Cục máu đông và phình động mạch. Cục máu đông có thể hình thành trong mạch máu, cản trở lưu lượng máu chảy trong tuần hoàn. Hiếm khi, viêm mạch máu làm cho mạch máu suy yếu và phình ra, hình thành chứng phình mạch não (aneurysm).
  • Mất thị lực hoặc mù lòa. Đây là một biến chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant cell arteritis) nếu không được điều trị.
  • Nhiễm trùng. Bao gồm các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng như viêm phổi và nhiễm trùng máu.
Sự hình thành và cách ngăn ngừa cục máu đông ở bệnh nhân ung thư
Viêm mạch máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cục máu đông, mất thị lực

5. Điều trị viêm mạch máu

Điều trị tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và giải quyết các bệnh tiềm ẩn gây ra viêm mạch máu. Quá trình điều trị có hai giai đoạn chính gồm: (1) ngăn chặn tình trạng viêm và (2) điều trị ngăn ngừa tái phát.

Người bệnh ở cả hai giai đoạn đều được sử dụng thuốc kê đơn theo toa. Loại thuốc và thời gian sử dụng phụ thuộc vào loại viêm mạch, các cơ quan trong cơ thể liên quan viêm và mức độ nghiêm trọng.

Thuốc:

Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc corticosteroid, như prednison hoặc methylprednisolone (Medrol), để giúp kiểm soát tình trạng viêm. Tác dụng phụ của corticosteroid có thể nghiêm trọng, đặc biệt nếu người bệnh sử dụng trong một thời gian dài, bao gồm tăng cân, nguy cơ mắc tiểu đường và loãng xương. Nếu cần thuốc corticosteroid để điều trị duy trì lâu dài, người bệnh có thể sẽ được sử dụng liều thấp nhất có thể.

Các loại thuốc khác có thể được kê sử dụng cùng với thuốc corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm do đó liều corticosteroid có thể được giảm xuống, như methotrexate (Trexall), azathioprine (Imuran, Azasan), mycophenolate (Cellcept) hoặc cyclophosphamide.

Các liệu pháp sinh học như rituximab (Rituxan) hoặc tocilizumab (Actemra) cũng có thể được khuyến nghị tùy thuộc vào loại viêm mạch mà người bệnh mắc phải.

Phẫu thuật:

Đôi khi, viêm mạch tạo ra khối phình giống như bong bóng trong thành mạch máu như phình mạch não. Khối phồng này có thể cần phải phẫu thuật do nếu khối phồng bị vỡ sẽ gây xuất huyết khoang dưới nhện, tụ máu não, tổn thương não, liệt, hôn mê hay tử vong.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan